Phát triển hạ tầng tạo “cú hích” cho thị trường bất động sản Bình Thuận

Việc đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng cùng tiềm năng phát triển du lịch đã tạo đòn bẩy khiến bất động sản (BĐS.) Bình Thuận “cất cánh”, không ngừng thu hút giới đầu tư.

Hưởng lợi từ "cú hích" hạ tầng

Sở hữu tiềm năng lớn về phát triển du lịch khi đang được định hướng trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia, cộng với cú hích về hạ tầng giao thông là một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường BĐS. Bình Thuận đang trở thành tâm điểm đầu tư khu vực Nam Trung Bộ.

Tháng 9/2020, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đã được khởi công với quy mô 6 làn xe, chiều dài 99km và mặt đường hơn 32m, kết nối với sân bay Long Thành và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Dự án có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Thuận và các vùng lân cận. Sau khi tuyến đường cao tốc đi vào hoạt động, hành trình từ TP. HCM đến Phan Thiết -Mũi Né chỉ hơn 2 giờ lái xe và tới La Gi chỉ với 1,5 giờ thông qua 2 tuyến đường đang được mở rộng nối thẳng cao tốc đến La Gi đoạn qua Hàm Tân và QL55.

Phát triển hạ tầng tạo “cú hích” cho thị trường bất động sản Bình Thuận - Ảnh 1.

Tuyến đường ven biển Long Hải – Bình Châu – La Gi – Mũi Né có tổng chiều dài 150km, đi qua 4 thiên đường nhiệt đới đẹp bậc nhất của Việt Nam

Bên cạnh đó, Bình Thuận đã phối hợp với Bà Rịa - Vũng Tàu chi hơn 2.000 tỷ đồng để nâng cấp trục đường ven biển Long Hải - Bình Châu - La Gi - Mũi Né. Đồng thời, đầu tư mở rộng các tuyến đường biển quốc gia ĐT.719B kéo dài từ TP. Phan Thiết đến La Gi - Kê Gà với tổng mức đầu tư 998.955 tỷ đồng, làm mới tuyến đường song hành ĐT.719 hiện hữu,...

Ngoài ra, Bình Thuận chú trọng thực hiện dự án xây dựng sân bay Phan Thiết với tổng vốn đầu tư giai đoạn 2020 khoảng 10.272,9 tỷ đồng, giai đoạn đến năm 2030 khoảng 332,5 tỷ đồng. Dự án đã được khởi công xây dựng hồi tháng 5/2021, dự kiến hoàn thành trong năm 2022, cùng thời điểm với cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Theo đó, du khách từ các tỉnh, thành phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh chỉ khoảng gần 2 giờ bay để đến Bình Thuận thay vì từ 8 - 10 giờ di chuyển bằng đường bộ như hiện tại.

Hệ thống hạ tầng đồng bộ từ sân bay, cao tốc, đường kết nối và các tuyến đường ven biển,… đồng loạt đi vào hoạt động sẽ giúp việc tiếp cận cung đường du lịch Mũi Né - Phan Thiết - La Gi của du khách trong nước và quốc tế sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Từ đó, tạo đà cho Bình Thuận khai thác tối đa lợi thế, thúc đẩy du lịch, bất động sản "cất cánh".

Nơi nào đang là điểm nóng đầu tư?

Đón nhận những tín hiệu nói trên, nhiều "ông lớn" địa ốc đã nhanh chân giành một chỗ trên thị trường Bình Thuận. Không chỉ ở Phan Thiết, Mũi Né phạm vi đầu tư còn lan rộng ở nhiều khu vực khác của địa phương, đặc biệt là khu vực thị xã La Gi.

Phát triển hạ tầng tạo “cú hích” cho thị trường bất động sản Bình Thuận - Ảnh 2.

Phối cảnh dự án Lagi New City

Có thể nhận thấy, La Gi hấp dẫn giới đầu tư nhờ sở hữu vị trí trung tâm của tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam kéo dài từ thành phố Vũng Tàu đến Mũi Né và hưởng lợi lớn từ lực đẩy hạ tầng của tỉnh. Đồng thời, địa phương này cũng đang được định hướng nâng cấp từ thị xã lên thành phố trong giai đoạn 2021-2025. Ngoài ra, theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030, thị xã La Gi sẽ là đô thị hạt nhân nằm trong vùng kinh tế phía Tây Nam tỉnh Bình Thuận và là đô thị nằm trên trục hành lang kinh tế đô thị quốc lộ 55.

Mặt khác, mức giá hấp dẫn của BĐS. La Gi được đánh giá là yếu tố mấu chốt, thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư. Khảo sát trên trang batdongsan, giá đất nền một số dự án ven biển tại khu vực này đang dao động 20 - 45 triệu đồng/m2 - mức giá cạnh tranh so với nhiều khu vực khác. Với khoảng giá này, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào tiềm năng sinh lời khi La Gi lên thành phố.

Tuy nhiên, dù hưởng trọn tiềm năng phát triển của khu vực nhưng La Gi hiện tại đang thiếu các khu đô thị được đầu tư và quy hoạch bài bản có hệ sinh thái thương mại, dịch vụ, giải trí hiện đại.

Chính vì vậy, mới đây, Tập đoàn Danh Khôi và Công ty Cổ phần DKRA Việt Nam đã chính thức hợp tác tổ chức nghiên cứu thị trường tối ưu hiệu quả phát triển dự án Phức hợp Đô thị Thương mại - Dịch vụ & Du lịch biển Lagi New City. Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để tạo nên một dự án với thiết kế đẳng cấp, phù hợp về thẩm mỹ, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của địa phương, góp phần thay đổi diện mạo đô thị khu vực xứng tầm với tiềm năng và định hướng phát triển thành phố cảng biển trong thời gian tới.

Nguyễn Khanh
Ý kiến của bạn
TP. HCM: Quý 1, lượng kiều hối đạt gần 2,9 tỷ USD, cao nhất trong 3 năm TP. HCM: Quý 1, lượng kiều hối đạt gần 2,9 tỷ USD, cao nhất trong 3 năm

Lượng kiều hối chuyển về thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 2,86 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm qua, góp phần tăng nguồn cung ngoại tệ trong bối cảnh tỉ giá chịu nhiều sức ép.