Phát triển kinh tế Việt Nam năm 2023: Hành động mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời

Diễn đàn
04:02 PM 30/12/2022

Kinh tế Việt Nam năm 2022 đã phục hồi mạnh mẽ ở các địa phương, các lĩnh vực. Điều này sẽ góp phần tạo đà tăng trưởng tốt, tạo động lực cho năm 2023.

Với mục tiêu: Tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; Kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh; Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế; Quyết tâm thực hiện hiệu quả với nỗ lực cao nhất Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…

Nghị quyết 68/2022/QH của Quốc hội đã đưa ra 15 chỉ tiêu chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2023: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5%;  GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 đô la Mỹ (USD); Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4 - 25,8%; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,0 - 6,0%; Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,2%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27,5%; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 1 - 1,5%; Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 12 bác sĩ; Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32 giường bệnh; Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,2% dân số; Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 78%; Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%; Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.

Phát triển kinh tế Việt Nam năm 2023: hành động mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời - Ảnh 1.

Phát triển kinh tế Việt Nam năm 2023, ảnh nguồn Internet

Theo đánh giá các chuyên gia, các nhà quản lý: kinh tế Việt Nam năm 2022 đã thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ ở hầu hết địa phương, các lĩnh vực. Chỉ số sản xuất năm 2022 của một số ngành công nghiệp trọng điểm tăng cao. Hoạt động xuất, nhập khẩu đạt được kết quả tích cực, cán cân thương mại hàng hóa duy trì thặng dư. Đặc biệt, doanh nghiệp thích ứng tốt với bối cảnh mới, số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường tiếp tục tăng cao. Bên cạnh kết quả đạt được, còn một số dấu hiệu đáng lo ngại như: Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu có dấu hiệu đang chậm lại; Thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng đối mặt với áp lực ngày càng tăng do chính sách tiền tệ thắt chặt và tăng lãi suất để giảm lạm phát của FED…

Nền kinh tế nước ta dự báo tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của của tình hình chính trị thế giới, khu vực diễn biến phức tạp; sự phục hồi chậm, tiềm ẩn nhiều rủi ro và chưa vững chắc của kinh tế thế giới như tình trạng thiếu hụt nguồn cung, đứt gãy chuỗi cung ứng, chống tự do thương mại ở một số nơi, lạm phát tiếp tục tăng cao và trở thành vấn đề lớn tại nhiều quốc gia; dịch COVID-19 vẫn còn tiếp diễn và chứa ẩn nhiều rủi ro; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.

Phát triển kinh tế Việt Nam năm 2023: hành động mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời - Ảnh 2.

Phát triển kinh tế Việt Nam năm 2023, ảnh nguồn Internet

Nghị quyết 68/2022/QH của Quốc hội đã đưa ra 10 nhóm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 như: Tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; Tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh; Thực hiện tốt công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; Đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế...

Các chuyên gia cho rằng: đối với các giải pháp đã được đặt ra, cần bám sát những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc. Một trong những vấn đề đó là cơ chế, thể chế. Cần tập trung giải quyết vấn đề căn cơ như vấn đề đầu tư công. Giải quyết vấn đề phát sinh mới, tránh những giải pháp đột ngột, không dự báo trước được khiến cho doanh nghiệp khó khăn trong việc thích ứng, chuyển hướng. Đồng thời, cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch, công bằng, hướng tới chất lượng cao hơn không chỉ đơn thuần là giải quyết thủ tục hành chính.

Phát triển kinh tế Việt Nam năm 2023: hành động mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời - Ảnh 3.

Thi đua lao động sản xuất tại Công ty may Tân Đệ

Để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có sự thích ứng linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2023 và các năm tiếp theo các chuyên gia cho biết: trong giai đoạn hiện nay vấn đề quan trọng nhất đối với doanh nghiệp là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi nhân văn... cần được tiếp cận một cách đúng đắn hơn nữa; doanh nghiệp cần nâng cao năng lực pháp lý, không chỉ cần môi trường kinh doanh thuận lợi, mà còn cần môi trường an toàn trong thể chế, minh bạch, công bằng. Đồng thời, cần đưa nội dung quản trị rủi ro vào những chiến lược kinh doanh, đưa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hay hợp đồng những điều khoản khi nảy sinh tranh chấp – nguyên tắc tranh chấp.

Phát triển kinh tế Việt Nam năm 2023: hành động mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời - Ảnh 4.

Chuyển đổi số là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của doanh nghiệp

Những yếu tố khách quan mang tới sự khó khăn trong năm 2022 sẽ là động lực tạo nên sự đổi mới, buộc doanh nghiệp thay đổi để thanh lọc, khiến cho quá trình tái cấu trúc của thị trường diễn ra mạnh mẽ hơn, phát triển bền vững hơn trong những năm tiếp theo.

Châu Nguyên
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.