Phát triển năng lượng tái tạo để đạt mục tiêu khí hậu

Đầu tư và Tiếp thị
07:02 AM 31/10/2024

Phát triển kinh tế bền vững là phương thức phát triển kinh tế không chỉ tập trung vào việc tăng trưởng kinh tế mà còn chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, xã hội, bảo đảm sự công bằng và phân phối hợp lý của lợi ích.

Mục tiêu của phát triển kinh tế bền vững là đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai. Do vậy, tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo luôn được Đảng và Chính phủ quan tâm đẩy mạnh trong thời gian vừa qua nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, giảm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh thủy điện được coi là nguồn năng lượng truyền thống đã được Chính phủ Việt Nam đầu tư và phát triển gần đạt mức tối đa, các nguồn năng lượng gió và mặt trời được khuyến khích phát triển rộng rãi.

Phát triển năng lượng tái tạo để đạt mục tiêu khí hậu- Ảnh 1.

Hiện nay, biến đổi khí hậu đã và đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao và an ninh. Với những mục tiêu cụ thể, Việt Nam hướng tới giảm phát thải khí nhà kính và đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Đây không chỉ là một nhiệm vụ bắt buộc trong phát triển bền vững mà còn là cơ hội thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh. Điều này phù hợp với các yêu cầu của Thỏa thuận Paris và xu thế toàn cầu sau Hội nghị COP26.

Việt Nam cam kết xây dựng một nền kinh tế xanh, tuần hoàn, đảm bảo an ninh tài nguyên nước, phát triển nông nghiệp bền vững; đồng thời, gia tăng khả năng chống chịu của các hệ sinh thái và xã hội trước những tác động tiêu cực của thiên tai và biến đổi khí hậu.

Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ tập trung vào việc giảm thiểu tình trạng suy thoái tài nguyên nước và đất, đảm bảo nguồn nước phục vụ các ngành kinh tế quan trọng, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Cùng với đó, độ che phủ rừng được duy trì ở mức ít nhất 42%, diện tích khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn và biển sẽ tiếp tục được mở rộng.

Mục tiêu đến năm 2050 sẽ quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và đảm bảo mọi người dân có quyền tiếp cận nước sạch, an toàn, cùng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe được thực hiện một cách toàn diện.

Chiến lược cũng đưa ra mục tiêu thúc đẩy phát triển cơ chế tài chính và thị trường carbon để khuyến khích chuyển dịch đầu tư vào các hoạt động kinh tế phát thải thấp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân tham gia tích cực vào bảo vệ khí hậu, xây dựng đất nước Việt Nam phát triển bền vững và thịnh vượng trong tương lai.

Đông Nam Á cần đầu tư 190 tỷ USD vào năng lượng sạch để đạt mục tiêu về khí hậu

Một báo cáo mới đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết khu vực Đông Nam Á cần tăng đầu tư vào năng lượng sạch lên 190 tỷ USD, gấp khoảng 5 lần mức hiện tại, vào năm 2035 để đạt được các mục tiêu về khí hậu.

IEA khuyến nghị việc tăng cường đầu tư vào năng lượng cần phải đi kèm với các chiến lược giảm phát thải từ các nhà máy nhiệt điện than tương đối trẻ của khu vực. Cơ quan này cũng nói thêm rằng sự phát triển kinh tế nhanh chóng dự kiến sẽ đặt ra những thách thức đối với an ninh năng lượng và các mục tiêu về khí hậu.

Nhu cầu điện ở Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng với tốc độ hàng năm là 4% trong những năm tới, với các nguồn năng lượng sạch như gió và mặt trời, cùng với năng lượng sinh học hiện đại và năng lượng địa nhiệt, dự kiến sẽ đáp ứng hơn 1/3 mức tăng trưởng nhu cầu năng lượng trong khu vực vào năm 2035.

Tuy nhiên, sẽ không đủ để kiểm soát lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng của khu vực, dự kiến sẽ tăng 35% từ nay đến giữa thế kỷ.

Nhận thức được vai trò sâu sắc của sự phát triển bền vững gắn liền với vai trò của doanh nghiệp, PGT Holdings (HNX: PGT) luôn để cập tới tầm quan trọng của ESG đang dần trở thành một công cụ quan trọng để các tổ chức ra quyết định liệu có đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.

Phát triển năng lượng tái tạo để đạt mục tiêu khí hậu- Ảnh 2.

Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

Phát triển năng lượng tái tạo để đạt mục tiêu khí hậu- Ảnh 3.

Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:

SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Phát triển năng lượng tái tạo để đạt mục tiêu khí hậu- Ảnh 4.

Đặc biệt, PGT Holdings đã và đang triển khai dự án "Ecomo: Công nghệ xanh giúp tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường". Với mục tiêu luôn cung cấp các thiết bị tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường, giảm thiểu khí thải nguy hại.

Phát triển năng lượng tái tạo để đạt mục tiêu khí hậu- Ảnh 5.

Công nghệ Ecomo hoạt động như một chất xúc tác giúp đốt cháy hiệu quả hơn, giảm lượng khí thải độc hại phát ra từ ống xả, tạo ra hiệu suất tương đương với lượng nhiên liệu sử dụng ít hơn. Có thể sử dụng cho các máy móc thiết bị trong lĩnh vực, thiết bị gia dụng, giao thông vận tải, xây dựng hạ tầng, khai thác… giúp giảm chi phí vận hành và góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại của khí thải.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Quay trở lại với TTCK kết thúc phiên giao dịch ngày 30/10, VN-Index giảm 3,15 điểm (0,25%), về mức 1258,63 điểm; HNX-Index tăng 0,32 điểm (0,14%), đạt mức 225.88 điểm. Thị trường nghiêng về sắc đỏ với bên bán với 368 mã giảm và 324 mã tăng.

Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 475 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 11,1 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 40,5 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 644 tỷ đồng.

Khép lại phiên giao dịch ngày 30/10/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 4,900 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV
Ý kiến của bạn
Bộ Tài chính cập nhật 2 kịch bản điều hành giá bình quân năm 2024 Bộ Tài chính cập nhật 2 kịch bản điều hành giá bình quân năm 2024

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, vẫn còn một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá trong những tháng còn lại của năm 2024 nên Bộ đã cập nhật 2 kịch bản lạm phát bình quân năm 2024 tăng trong khoảng 3,7-3,92%.