Phát triển nguồn lực để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Tài chính - Đầu tư
09:22 AM 21/04/2025

Việt Nam đứng trước cả cơ hội lớn và thách thức không nhỏ trong việc duy trì đà tăng trưởng FDI trong năm 2025. Do vậy, để tiếp tục thu hút FDI trong giai đoạn mới với sự dẫn dắt của xu thế xanh, công nghệ và số hóa, đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, thúc đẩy tài chính xanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính và dỡ bỏ các rào cản đầu tư.

Năm 2024, Việt Nam thu hút được 38,2 tỷ USD vốn FDI, giảm 3% so với năm 2023 nhưng vốn FDI giải ngân lại tăng 9,4%. Khu vực FDI góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP trên 7%.

Phát triển nguồn lực để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài- Ảnh 1.

Khu vực này cũng nộp ngân sách Nhà nước khoảng 20,49 tỷ USD, chiếm 24,7% tổng thu ngân sách Nhà nước. Trong đó, điểm sáng là việc các dự án đang hoạt động đã điều chỉnh vốn đầu tư tăng hơn 50%, chứng tỏ các dự án đầu tư đã hoạt động đang kinh doanh hiệu quả, nhà đầu tư tin tưởng, đánh giá cao môi trường đầu tư và triển vọng kinh doanh rất khả quan trong những năm tới.

Đặc biệt, qua khảo sát về thực trạng các doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh có lãi tại Việt Nam đạt trên 64%, lần đầu tiên sau 5 năm vượt mức 60%.

Trong số doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam có 56,1% doanh nghiệp dự kiến mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1 - 2 năm tới, số lượng này đứng đầu khu vực ASEAN. Làn sóng dịch chuyển của các doanh nghiệp Nhật Bản sang các quốc gia ASEAN tăng rõ rệt, trong đó, một số lượng lớn dịch chuyển sang Việt Nam. Điều này sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp trong nước trở thành nhà cung ứng cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

Các doanh nghiệp châu Âu cũng đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam. Tinh thần lạc quan của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu với môi trường đầu tư Việt Nam đã đẩy Chỉ số Niềm tin kinh doanh lên mức 61,8%, bất chấp những thách thức từ bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động.

Phần lớn lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (75%) tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục là lựa chọn ưu tiên của nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào những nỗ lực không ngừng của Chính phủ trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Điều này cho thấy, không chỉ là niềm tin vào triển vọng thị trường Việt Nam mà còn được củng cố nhờ kế hoạch tái cơ cấu, tinh gọn bộ máy tổ chức của Chính phủ Việt Nam, hướng tới xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả hơn.

Tạo lập môi trường đầu tư minh bạch, thúc đẩy vai trò của đầu tư tư nhân, ưu tiên đầu tư vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu suất thực hiện các dịch vụ công, bảo đảm quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, giữa khu vực trong nước và nước ngoài.

Cải cách về thể chế thông qua hoàn thiện các văn bản pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế.

Huy động thu hút các nguồn lực trong nước và quốc tế đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, các ngành nghề tạo ra nhiều giá trị gia tăng.

Một ví dụ điển hình về doanh nghiệp công nghệ hiện nay, công ty CTCP PGT SOLUTIONS (PGTS) - công ty con của PGT Holdings (HNX: PGT). PGT Holdings doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT Holdings đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.

PGT Holdings đang từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp (trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin). PGTS được hỗ trợ xây dựng để trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp - dịch vụ thông minh, đem lại giá trị lớn và phù hợp nhất cho khách hàng.

Trong lĩnh vực CNTT: PGTS cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn giải pháp kinh doanh cho thị trường Nhật Bản, Singapore… Gồm: CNTT, CAD/mô hình hóa và phân tích CAE, Blockchain, NFT và phát triển Metaverse; mảng IoT xử lý các dịch vụ điện toán đám mây; Big Data…

Trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động: PGTS cung cấp dịch vụ tuyển dụng/giới thiệu nhân sự tạm thời và dịch vụ BPO tại Việt Nam.

Phát triển nguồn lực để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài- Ảnh 2.

Bên cạnh đó, việc kết nối phát triển nguồn nhân lực, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực cũng được PGT Holdings chú trọng và tập trung. Trong tháng 9/2024, Trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn đã có buổi gặp gỡ và làm việc cùng đoàn doanh nghiệp đến từ Nhật Bản (trong đó có CTCP PGT Holdings (HNX:PGT)) cùng với sự tham gia của các sinh viên Quốc tế, đánh dấu một bước tiến mới trong hợp tác quốc tế của nhà trường.

Một trong những điểm nhấn chính của buổi gặp gỡ là lễ ký kết Hợp tác (MOU) giữa Trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn và các doanh nghiệp Nhật Bản. Mở ra cơ hội hợp tác trong việc tạo điều kiện thực tập và việc làm cho sinh viên tại Nhật Bản, đặc biệt là các bạn sinh viên quốc tế đang theo học tại trường.

Các sinh viên còn có cơ hội giao lưu trực tiếp với đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản, tạo điều kiện để các bạn được tìm hiểu thêm về văn hóa doanh nghiệp cũng như mở rộng mối quan hệ nghề nghiệp trong tương lai.

Khép lại phiên giao dịch ngày 18/4/2025, mã PGT đóng cửa với mức giá 10.300 VNĐ.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động phục vụ dịp lễ 30/4 - 1/5 Hà Nội: Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động phục vụ dịp lễ 30/4 - 1/5

Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ nhân dân trong dịp nghỉ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Quốc tế Lao động (1/5) năm 2025.