Phát triển nguồn vốn xanh cho tăng trưởng xanh
Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/3, VN-Index giảm 7,25 điểm (0,57%), về mức 1262,73 điểm; HNX-Index giảm 1,9 điểm (0,8%), về mức 235,45 điểm. Thị trường nghiêng về bên bán với 303 mã tăng và 481 mã giảm.
Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 1 tỷ cổ phiếu, tương đương giá trị đạt gần 25 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt gần 107 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị gần 2,2 ngàn tỷ đồng.
Tài chính xanh là xu hướng trên toàn thế giới với sự tham gia của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước cũng như hệ thống tài chính của từng quốc gia, khu vực. Đây được coi là kênh dẫn vốn quan trọng cho doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Tài chính xanh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
Với cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 năm 2050, giảm phát thải khí methane vào năm 2030, nhu cầu đầu tư của Việt Nam vào các dự án giảm thiểu tác động đến môi trường đang ngày càng lớn. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD cho đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm khi theo đuổi lộ trình phát triển kết hợp khả năng chống chịu và phát thải ròng bằng "0".
Theo đó, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng một số nghị định, thông tư khuyến khích phát triển tài chính xanh, để tài chính xanh thật sự là kênh dẫn vốn và điều tiết nguồn lực cho phát triển xanh, phát triển bền vững. Chính sách huy động cả từ khu vực tài chính công, các định chế tài chính lớn cũng như từ khu vực tư, các tổ chức tài chính vi mô.
Đến nay, thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đã định hình nền tảng và phát triển với 3 cấu phần, gồm: thị trường tín dụng xanh, thị trường cổ phiếu xanh và trái phiếu xanh. Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện khung khổ pháp lý về trái phiếu xanh. Trên thị trường có các sản phẩm trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương phục vụ cho các dự án, công trình xanh như: thủy lợi, bảo vệ môi trường, điện gió, năng lượng mặt trời. Theo thống kê, từ năm 2019-2023, Việt Nam đã phát hành trái phiếu xanh được 1,157 tỷ USD
Về cổ phiếu xanh, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước phối hợp với IFC, Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI), HNX và HOSE đã triển khai nhiều chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho các công ty niêm yết về công bố các thông tin ESG, công bố Sổ tay hướng dẫn thực hiện báo cáo ESG cho các doanh nghiệp niêm yết.
Các tổ chức tín dụng đã tăng cường đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng với dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt khoảng 2,67 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 21%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược về tăng trưởng xanh, nhưng đến nay, các ngân hàng cho vay trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn hạn chế và trái phiếu xanh tại Việt Nam chưa có nhiều. Điều này cho thấy, vấn đề tài chính xanh, trái phiếu xanh vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, tính thanh khoản trên thị trường tài chính xanh Việt Nam còn khá thấp, nhiều nhà đầu tư chưa quan tâm tới sản phẩm này. Chính vì thiếu nhà đầu tư có tổ chức tham gia trên tất cả các mảng thị trường tín dụng, cổ phiếu và trái phiếu xanh dẫn đến thị trường thiếu sự chuyên nghiệp và không hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế. Bên cạnh đó, nguồn cung của thị trường còn hạn chế do thiếu các dự án xanh và chưa có nhiều tổ chức phát hành.
Để phát triển tài chính xanh, theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn chứng khoán xanh, tín dụng xanh thống nhất áp dụng trên toàn thị trường. Các doanh nghiệp cần có chiến lược trong việc xanh hoá hoạt động kinh doanh; đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ xanh và tăng cường trách nhiệm xã hội.
Cùng với đó, hệ thống văn bản, chính sách pháp luật của Việt Nam từng bước được hoàn thiện, quy định về các sản phẩm tài chính xanh như: trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh, tín dụng xanh, cũng như các chính sách ưu đãi đối với tài chính xanh. Đặc biệt, trong đó có chính sách ưu đãi đối với các chủ thể phát hành và nhà đầu tư trái phiếu xanh như được hưởng ưu đãi giảm về giá dịch vụ chứng khoán.
Một ví dụ cụ thể về tình hình các doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cho tăng trưởng xanh.
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
PGT Holdings luôn đưa ra thiện chí hỗ trợ, kết nối tỉnh Đồng Tháp với các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên. Đồng thời, PGT cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh thử nghiệm công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động M&A từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Khép lại phiên giao dịch ngày 6/3/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 4,000 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.