Phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Chính sách
07:40 AM 10/02/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định số 237/QĐ/BCT về việc phê duyệt các Đề án thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.

Để thực hiện hiệu quả Chương trình Thương hiệu quốc gia năm 2024, Bộ Công Thương giao Cục Xúc tiến thương mại chủ trì, làm đầu mối tổ chức, quản lý sử dụng kinh phí, thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm tiến độ, hiệu quả theo đúng định mức, chế độ quy định hiện hành; đồng thời kiểm tra, giám sát tiến độ, tình hình thực hiện kế hoạch và định kỳ báo cáo lãnh đạo Bộ.

Phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam- Ảnh 1.

DOJI được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong 12 năm liên tiếp. Nguồn ảnh: Internet.

Quyết định số 237/QĐ/BCT về việc phê duyệt các đề án thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 bao gồm một số đề án với các nội dung chính như: Nâng cao năng lực xây dựng, phát triển, quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp; Quảng bá Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam gắn với quảng bá thương hiệu, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003, giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai thực hiện.

Sau 20 năm thực hiện, Chương trình đã có được những kết quả đáng khích lệ, đưa tổng số doanh nghiệp đạt, được công nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ 30 doanh nghiệp vào năm 2008 lên 172 doanh nghiệp vào năm 2022.

Đây là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển các thương hiệu mạnh trong nền kinh tế để quảng bá hình ảnh đất nước, là quốc gia có hàng hoá, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Những năm qua, dù chịu nhiều tác động bất lợi của tình hình kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn duy trì và tiếp tục được nâng hạng trong Top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Quy mô xuất khẩu của nền kinh tế năm cao điểm nhất 2022 đã vượt 370 tỷ USD, còn năm 2023, chịu nhiều tác động không tích cực từ kinh tế và thương mại toàn cầu, nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn mang về 355 tỷ USD.

Theo báo cáo từ Brand Finance, giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam không ngừng tăng trong những năm qua. Nếu năm 2020  đạt mức 319 tỷ USD, năm 2021 đạt 388 tỷ USD thì đến năm 2022 đã tăng lên 431 tỷ USD và đạt 498,13 tỷ USD vào năm 2023. 

Trong Bảng đánh giá Top 121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới của Brand Finand, Thương hiệu quốc gia Việt Nam luôn được xếp ở nửa trên của bảng xếp hạng và có mức tăng hạng đều qua các năm. Năm 2023, Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 33/121.

Brand Finance cũng nhận định trong Top 50 thương hiệu doanh nghiệp tăng trưởng giá trị nhất Việt Nam với mức tăng trưởng về giá trị cao nhất là 36%, với sự góp mặt của góp mặt của các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam như Viettel, Vinamilk, MB, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Hoà Phát, Vietnam Airlines…

Quang Lộc (T/h)
Ý kiến của bạn
Hà Nội đứng đầu cả nước về thu ngân sách Hà Nội đứng đầu cả nước về thu ngân sách

Thông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.