Phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Hóa
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký văn bản số 127/TTg-CN phê duyệt Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Hóa và đoạn tuyến qua Hải Phòng của tuyến đường bộ từ TP. Thái Bình đi cầu Nghìn.
Theo đó, xét đề nghị của UBND TP Hải Phòng, ý kiến thẩm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Hóa và đoạn tuyến qua Hải Phòng của tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Nghìn (Dự án), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến như sau:
Phê duyệt Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Hóa và đoạn tuyến qua Hải Phòng của tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Nghìn.
UBND TP Hải Phòng chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung Khung chính sách và trình tự, thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án nêu trên; cùng với UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo thực hiện Khung chính sách đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra tiêu cực, lãng phí gây thất thoát tài sản và ngân sách nhà nước.
Mục tiêu đầu tư của Dự án là kết nối với Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Nghìn, rút ngắn thời gian đi lại giữa các tỉnh Thái Bình, Nam Định với TP Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, giảm tải cho Quốc lộ 10 hiện hữu; tăng cường đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông trong khu vực; tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng giữa hai tỉnh, thành phố: Thái Bình, Hải Phòng.
Về quy mô đầu tư, xây dựng cầu vượt sông Hóa với chiều dài khoảng 916 m (phần cầu dài khoảng 646 m; phần tường chắn dài khoảng 270 m); bề rộng cầu 22,5 m. Xây dựng tuyến đường kết nối theo quy mô đường cấp II đồng bằng, mặt cắt ngang đường rộng 22,5 m với chiều dài khoảng 1.517 m.
Quang DũngTrong kỳ điều hành ngày mai (19/9), giá xăng dầu trong nước được dự báo biến động trái chiều. Cụ thể, giá xăng có thể tăng khoảng 150-300 đồng/lít, còn dầu diesel có thể giảm khoảng 100-200 đồng/lít.