Phổ biến các văn bản mới nhằm phát triển du lịch Việt Nam hiệu quả, bền vững
Sáng 15/8, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch tổ chức hội nghị trực tuyến Phổ biến các văn bản mới nhằm đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch Việt Nam hiệu quả, bền vững.
- Doanh nghiệp Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Quảng Bình
- Quảng Bình: 75 học viên tham gia lớp bồi dưỡng văn hóa công sở, lễ tân ngoại giao
- Quảng Bình: Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án Xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12A
- Quảng Bình: Hơn 9 tỷ đồng thực hiện chế độ, chính sách cho học sinh, sinh viên
Hội nghị trực tuyến do đồng chí Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tại điểm cầu Trung ương.
Đại diện Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã phổ biến Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững và Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030.
Theo đó, Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ được ban hành với 07 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành Du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, bền vững; tiếp tục tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam; tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các khu du lịch quốc gia; phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch; nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch.
Trong đó, chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt với mục tiêu quảng bá, định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.
Ngoài ra, hội nghị cũng được nghe báo cáo nội dung về một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm như: Hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật; mô hình hoạt động thể thao, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp; mô hình mua sắm, giải trí đêm; tham quan, du lịch đêm; giới thiệu văn hóa ẩm thực, dịch vụ ăn uống về đêm.
Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về giải pháp triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ, Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 và mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm như tiếp tục hỗ trợ, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch; hỗ trợ các địa phương tổ chức các sự kiện du lịch mang tầm quy mô Quốc gia và quốc tế; đầu tư phối hợp với ngành Giao thông vận tải để thúc đẩy khai thác các đường bay quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch đến Việt Nam; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Ngọc Tú - Hồng HảiTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.