Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM: 'Vấn đề tháo gỡ rào chắn mới chỉ đang dự thảo'
Trong buổi họp báo chiều ngày 26/9, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm kiểm soát bệnh tật tại TPHCM (HCDC), cho biết TP.HCM hiện đang bước vào đợt xét nghiệm cao điểm, thực hiện lấy 1 triệu mẫu một ngày.
Kết quả đáng mừng là tỷ lệ dương tính đang giảm dần ở tất cả các vùng trên địa bàn Thành phố. Đây là tín hiệu tốt cho thấy việc mở cửa dần lại các hoạt động kinh tế, xã hội sẽ được mở rộng ở nhiều vùng hơn.
Hiện nay, người dân thành phố cũng đang vui mừng trước thông tin TP.HCM sẽ tháo bớt các chốt chặn hẻm, khu dân cư và các tuyến đường không phải trục chính trong giai đoạn từ nay đến trước 30/9.
Trả lời về thông tin này, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM ông Phan Công Bằng nhấn mạnh rằng Thành phố mới chỉ đang dự thảo chỉ thị về các giải pháp sau ngày 1/10, bao gồm có lộ trình tháo gỡ rào chắn sau ngày 1/10. Theo đó, ông Phan Công Bằng khẳng định lại một lần nữa vấn đề tháo gỡ rào chắn mới chỉ đang dự thảo.
Thêm nữa, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM nói thêm về các phương án kiểm soát lưu thông hiện đang được phía chính quyền Thành phố nghiên cứu. Trong đó, Thành phố cũng tính đến vấn đề tổ chức giao thông nội đô và giao thông liên vùng nhằm phục vụ vận chuyển công nhân và học sinh ở các tỉnh, thành trở lại TP.HCM.
Song, ông Phan Văn Bằng nhấn mạnh rằng vấn đề này cần thêm sự phối hợp của các địa phương và sự đồng ý từ phía Bộ Giao thông Vận tải.
Trong bản dự thảo kế hoạch tổ chức giao thông sau ngày 1/10, ông Phan Văn bằng cho biết Thành phố đã tính đến việc đón lực lượng lao động trở lại. Điều này làm nhiều người dân quan tâm về vấn đề tổ chức tiêm vaccine cho công nhân có thể trở lại sau ngày 30/9.
Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết, con số 7,2 triệu liều vaccine TP.HCM đã đăng ký được dựa trên thống kê dân số trước thời điểm người dân dời Thành phố. Vây nên, khi công nhân, người lao động sẽ trở lại Thành phố từ các tỉnh thành, số vaccine vẫn có đủ để tiêm cho tất cả.
Đặng SơnTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.