“Phó tướng” nhà Dr Thanh lý giải vì sao Tân Hiệp Phát hay gặp khủng hoảng truyền thông
Theo bà Phương, để có một vị trí như ngày hôm nay, Tân Hiệp Phát đã mạnh dạn làm rất là nhiều điều khác biệt. Và khi mà cái gì mà đi nhanh quá, đi trước sự nhận biết của mọi người xung quanh thì có thể tạo nên khủng hoảng.
Xuất hiện trong talk show "Trỗi dậy sau khủng hoảng", bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát chia sẻ khá nhiều điều về mô hình kinh doanh doanh nghiệp gia đình trong bối cảnh Covid-19. Đây cũng là lần hiếm hoi bà Uyên Phương chia sẻ nguyên nhân vì sao Tân Hiệp Phát thường gặp phải những sự cố khủng hoảng đặc biệt về truyền thông.
Theo bà Uyên Phương, khi nhắc đến Tân Hiệp Phát, mọi người hay nhắc đến khủng hoảng.
"Để có một vị trí như ngày hôm nay, Tân Hiệp Phát đã mạnh dạn làm rất nhiều điều khác biệt. Và khi cái gì đi nhanh quá, đi trước sự nhận biết của mọi người xung quanh thì có thể tạo nên khủng hoảng", bà Uyên Phương giải thích.
Là người đã đi cùng Tân Hiệp Phát qua nhiều khủng hoảng, bà Uyên Phương cho rằng điều quan trọng là những khủng hoảng đó đã chỉnh sửa và đã tạo nên được những sức mạnh, cũng như nội lực của tổ chức như thế nào.
Để đi qua được những giai đoạn khủng hoảng, Tân Hiệp Phát cũng đã phải thay đổi nhiều trong tư duy, cách quản lý và tạo cơ hội cho nhân viên phát triển, thể hiện. Đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng Covid-19, đây là những yếu tố cực kỳ quan trọng.
"Điều quan trọng của công ty là hai chữ "gia đình". Đây cũng là điểm yếu, cứ sung sướng thì lại dễ tan rã, nhưng khó khăn thì lại nắm tay nhau đoàn kết và dựa lưng vào nhau", bà Uyên Phương kết luận.
Một điểm được xem là thế mạnh của mô hình gia đình là mỗi khi khó khăn, mọi người sẽ bắt tay nhau và cùng chia sẻ. Đây cũng là điểm rất đặc biệt của người Việt Nam nói chung.
Thực tế khi nói đến công ty gia đình, mọi người sẽ nghe thấy khá nhiều những điểm tiêu cực. Và một trong những điểm tiêu cực là khả năng quản lý theo mô hình gia đình, rằng công ty này sẽ điều hành như một tổ chức hay là gia đình trị.
Câu hỏi đặt ra là làm sao để hạn chế điểm yếu và phát huy điểm mạnh của hai chữ "gia đình". Quan điểm của Tân Hiệp Phát là luôn luôn truyền thông cho nhân viên và tạo cho mọi người những giá trị cũng như nền tảng rằng công ty là một gia đình thứ hai.
Theo bà Phương, tất cả những người đi làm, nhân viên, nhân sự đều mong muốn công ty được quản lý với một mô hình chuyên nghiệp.
"Qua rất nhiều quá trình phát triển, Tân Hiệp Phát nhận thấy và cũng đã rất nhiều lần thay da đổi thịt và xé rất là nhiều những lớp áo, chúng tôi hiểu được làm sao để tạo nên những cơ chế cho nhân viên có thể được tự do đề xuất, được kiểm soát, được quản lý và họ được ghi nhận. Mặc dù họ không phải là có liên quan máu mủ đến gia đình của nhà sáng lập. Yếu tố đó cực kỳ quan trọng", bà Phương đúc kết.
Thảo NguyênDự kiến từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.