Phú Lương (Thái Nguyên): Nâng giá trị sản phẩm cây chè, gắn với xây dựng nông thôn mới.
Vô Tranh là xã thuần nông của huyện Phú Lương (Thái Nguyên), với điều kiện thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây chè, trong những năm qua UBND xã đã tuyên truyền vận động nhân dân trồng, chăm sóc, chế biến các sản phẩm chè của địa phương theo hướng hữu cơ, an toàn nhằm nâng giá trị các sản phẩm chè Vô Tranh.
Toàn xã Vô Tranh hiện có 14 làng nghề sản xuất, chế biến chè, các mô hình sản xuất chè theo hướng hữu cơ, an toàn đã giúp nâng cao thu nhập cho người dân, nhiều gia đình đã làm giàu từ cây, tạo công ăn việc làm ổn đinh cho nhiều lao động tại địa phương. Theo Đề án mỗi xã một sản phẩm, đến nay xã Vô Tranh có 03 sản phẩm OCOP, trong đó có 02 sản phẩm đạt 4 sao, 02 sảm phẩm đạt 03 sao. Để đưa cây chè trở thành sản phẩm kinh tế mũi nhọn theo hướng phát triển bền vững UBND xã Vô Tranh đã xây dựng Đề án phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây chè. Hàng năm nhân dân trên địa bàn xã được hỗ trợ giống, máy vò chè, máy sao chè, đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo được UBND xã hỗ trợ thêm phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, đề án đã tạo động lực giúp nhân dân tăng diện tích trồng chè, nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, tạo tiền đề để UBND về đích nông thôn mới kiểu mẫu.
Đến hết năm 2023 xã Vô Tranh có tổng diện tích trồng chè đạt 630ha, sản lượng đạt 8.045 tấn, cho thu nhập bình quân 165,1 triệu đồng/ha. Trên địa bàn xã có 03 hợp tác xã sản xuất, chế biến các sản phẩm chè, các hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ tiên tiến đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm chè, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở những nơi thâm canh chè vụ Đông. Ngoài việc đầu tư cho khâu trồng, chăm sóc, chế biến sản phẩm chè, trong thời gian qua các cơ sở sản xuất trên địa bàn xã Vô Tranh đã chú ý, tăng cường đầu tư cho khâu đóng gói, bảo quản, cải tiến mẫu mã sản phẩm, chính vì vậy giá trị sản phẩm chè Vô Tranh đã được cải thiện đáng kể.
Hợp tác xã chè Hoan Xuyến là đơn vị tiên phong trên địa bàn xã Vô Tranh chuyển đổi mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thu sản phẩm chè theo tiêu chuẩn VietGAP với qui mô hơn 10ha, đơn vị này hiện làm đầu mối liên kết 38 hộ dân thuộc tổ VietGAP xóm Trung Thành 2, đảm bảo chuỗi liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Với mô hình sản xuất theo chuỗi, giá trị các sản phẩm chè của Hợp tác xã Hoan Xuyến không ngừng được nâng cao, sản phẩm được tiêu thụ đi nhiều nơi, được khách hàng tin tưởng sử dụng.
Chủ tịch UBND xã Vô Tranh, Phạm Anh Tuấn cho biết: Giờ đây, bà con làm chè trên địa bàn xã không chỉ nói đến việc làm ra sản phẩm chè ngon, mà còn nhắc nhau phải làm chè sạch, sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, đậm đà hương vị truyền thống. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn quy trình trồng, chăm sóc, chế biến các sản phẩm chè theo hướng hữu cơ, an toàn cho các đơn vị kinh doanh, sản xuất, chế biến các sản phẩm chè trên địa bàn xã. Thông qua các buổi tập huấn bà con sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về kỹ thuật chăm sóc, sản xuất, chế biến, kinh doanh chè, từ đó nâng cao giá trị kinh tế của các sản phẩm chè của chúng tôi.
Quang HưngNgày 20/12, tại Khu đô thị Park City Hà Đông, đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông), Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội khai mạc Tuần hàng Việt "Made in Vietnam 2024".