Phú Thọ: Kinh tế, xã hội 9 tháng tăng trưởng khả quan
Theo báo cáo mới nhất của tỉnh Phú Thọ, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm cơ bản phát triển ổn định và đạt được kết quả quan trọng ở nhiều lĩnh vực, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Theo đó, tổng nguồn vốn huy động đạt 75.061 tỷ đồng, tăng 668 tỷ đồng (tăng 0,9%) so với quý trước và tăng 4.345 tỷ đồng (tăng 6,1%) so với cuối năm 2021. Sản xuất công nghiệp tiếp phục hồi mạnh mẽ, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 10,72% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng 11,04% là nhân tố chính góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung toàn ngành công nghiệp.
Ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cơ bản ổn định, dịch bệnh được kiểm soát, chăn nuôi lợn phục hồi cả về số con hiện có và sản phẩm xuất chuồng. Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng, khai thác ước đạt 31,3 nghìn tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 29,2 nghìn tấn, tăng 3,9%.
Lĩnh vực giáo dục, tính đến hết tháng 8 năm 2022 toàn tỉnh có 88,4% trường học đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT trước phúc khảo đạt 99,71%, tăng 0,23% so với năm 2021; điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT đạt 6,722 điểm, đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố, tăng 2 bậc so với năm 2021. Đây là năm thứ tư liên tiếp Phú Thọ có học sinh tham gia và đoạt giải kỳ thi Olympic quốc tế.
Ngành du lịch của tỉnh Phú Thọ được quan tâm và có nhiều khởi sắc. 9 tháng năm 2022, tỉnh Phú Thọ Tham gia 7 sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch Phú Thọ và phối hợp tổ chức triển khai các hoạt động hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây bắc mở rộng và thành phố Hồ chí Minh năm 2022 và nhiều hoạt động quảng bá du lịch trên địa bàn. Đặc biệt, đẩy mạnh, quảng bá hình ảnh của tỉnh Phú Thọ, quảng bá du lịch tỉnh qua việc đăng cai tổ chức thành công một bảng và một trận Bán kết môn Bóng đá nam SEA Games 31 tại Phú Thọ; qua hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương, Liên hoan tuyên truyền lưu động và triển lãm tranh cổ động kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm tỉnh Phú Thọ.
Công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm soát tốt; việc triển khai tiêm chủng phòng, chống COVID-19 tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác an sinh xã hội đảm bảo; chi trả, giải quyết chế độ chính sách, chăm lo cho người nghèo, các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội được quan tâm, hỗ trợ kịp thời.
Đối với công tác giải quyết việc làm cho người lao động có nhiều khởi sắc, số lao động có việc làm tăng thêm đạt 14.652 người bằng 91,6% kế hoạch năm, tăng 17,5% so với cùng kỳ; đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt 1.741 người bằng 87,1% kế hoạch năm, tăng 58,7%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng bình quân tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu chịu tác động lớn từ sự bất ổn các mặt hàng xăng, dầu; giá cả nguyên, vật liệu đầu vào tăng cao. CPI tháng 9/2022 tăng 4,11% so với tháng 12 năm trước và tăng 4,86% so với tháng cùng kỳ. CPI bình quân quý III năm 2022 tăng 4,62% so với quý III/2021. So với tháng trước, CPI tháng 9 tăng 0,11%, chủ yếu do các nhóm: Giáo dục; may mặc, mũ nón, giầy dép; hàng ăn và dịch vụ ăn uống; thiết bị và đồ dùng gia đình; đồ uống và thuốc lá; văn hoá, giải trí và du lịch; thuốc và dịch vụ y tế…
Hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh cơ bản được duy trì ổn định, tăng so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 26.865,3 tỷ đồng, đạt 70,7% kế hoạch năm, tăng 10,6% so với cùng kỳ. Trong đó: Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân ước đạt 16.594,3 tỷ đồng, chiếm 61,8% tổng vốn, tăng 11,7%; vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước ước đạt 5.281,5 tỷ đồng, chiếm 19,6% tổng vốn, tăng 5,6%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 4.989,4 tỷ đồng, chiếm 18,6% tổng vốn, tăng 12,2%...
Thu HườngBộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.