Phú Thọ: Tổng dư nợ các chương trình cho vay đạt hơn 6 nghìn tỷ đồng
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ (NHCSXH), tính đến hết năm 2023, tổng dư nợ các chương trình cho vay trên địa bàn tỉnh đạt 6.019.426 triệu đồng, tăng 681.476 triệu đồng, tăng trưởng tín dụng đạt 12,77% so với năm 2022, hoàn thành 99,8% kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm.
Trong đó, dư nợ nguồn vốn ủy thác tại địa phương đạt 110.576 triệu đồng, hoàn thành 94,66% kế hoạch tăng trưởng. Toàn tỉnh có 114.026 khách hàng còn dư nợ, bình quân dư nợ một khách hàng là 52,79 triệu đồng/khách hàng, tăng 5,01 triệu đồng/khách hàng so với năm 2022.
Theo báo cáo của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ, tổng nguồn vốn tính đến hết năm 2023 đạt 6.024.977 triệu đồng, tăng 680.743 triệu đồng, tăng trưởng 12,74% so với năm 2022 – Là năm có số tăng trưởng nguồn vốn cao nhất từ trước đến nay.
Trong đó, vốn cân đối từ Trung ương đạt 5.168.525 triệu đồng, tăng 639.755 triệu đồng (tăng 14,13%) so với năm 2022; vốn nhận ủy thác tại địa phương đạt 111.721 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 1,85%/ tổng nguồn vốn), tăng 20.052 triệu đồng (tăng trưởng 21,87%) so với 2022.
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, đã giúp cho 32.218 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế; hỗ trợ 5.564 người lao động được tạo việc làm, duy trì việc làm; có 27.784 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được cải tạo, xây mới; có 339 đối tượng chính sách vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở; hỗ trợ cho 569 hộ gia đình học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để trang trải chi phí học tập và có 434 học sinh sinh viên được mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến; có 118 người lao động được vay vốn để trang trải chi phí đi làm việc theo hợp đồng lao động tại nước ngoài; giúp cho 169 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có vốn xây dựng nhà ở và 115 hộ DTTS có vốn chuyển đổi nghề, đầu tư phát triển kinh tế; đặc biệt, có 47 hộ gia đình có người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn, tạo việc làm, ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng, ...
Chất lượng hoạt động tín dụng chính sách được nâng lên, đến ngày 31/12, nợ quá hạn và nợ khoanh toàn chi nhánh là 7.420 triệu đồng, chiếm 0,123% tổng dư nợ và dư nợ khoanh là 811 triệu đồng, chiếm 0,013%/tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của chi nhánh thấp hơn bình quân chung toàn quốc.
Doanh số cho vay năm 2023 đơn vị thực hiện cao nhất từ trước đến nay, với số vốn giải ngân trên 1.597,4 tỷ đồng, cho trên 32.200 lượt khách hàng vay vốn, chiếm 7,5% số hộ gia đình trong tỉnh. Dư nợ hiện tại của chi nhánh đạt gần 6.020 tỷ đồng, xếp thứ 12/63 tỉnh, thành trong toàn quốc, với số hộ còn dư nợ đạt trên 114.000 hộ, chiếm 26,73%/tổng số hộ trên địa bàn tỉnh.
Thu HườngTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.