Phường Hiệp Bình Chánh: Tập huấn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, triển khai hiệu quả và đồng bộ đến tất cả chủ nguồn thải được rõ về mục đích, ý nghĩa và cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo phương thức mới, phường Hiệp Bình Chánh (Thủ Đức, TP.HCM) phối hợp cùng nhiều đơn vị tổ chức triển khai tập huấn "Phân loại chất thải rắn sinh hoạt - an toàn và sức khỏe trong hoạt động thu gom".
Mục tiêu của Chương trình nhằm tiếp tục thực hiện Cuộc vận động "Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước"; Kế hoạch "Xây dựng thành phố xanh - thân thiện môi trường giai đoạn 2020 - 2025" trên địa bàn phường, duy trì và phát huy hiệu quả các nội dung đã đạt được; phổ biến, nhân rộng, lan tỏa các công trình, mô hình, giải pháp sáng tạo có hiệu quả và các gương điển hình trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
Cùng với đó là nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, triển khai hiệu quả và đồng bộ đến tất cả chủ nguồn thải được rõ về mục đích, ý nghĩa và cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo phương thức mới phù hợp với công nghệ xử lý và định hướng của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (phân loại thành 2 nhóm: Nhóm chất thải có khả năng sử dụng, tái chế và nhóm chất thải còn lại).
UBND phường Hiệp Bình Chánh phối hợp cùng dự án Recover, tổ chức Assist và Trung Tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và Môi trường thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức triển khai tập huấn "Phân loại chất thải rắn sinh hoạt – an toàn và sức khỏe trong hoạt động thu gom".
Tại buổi tập huấn, bà Nguyễn Thị Truyền, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và Môi trường thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh đã báo cáo và hướng dẫn thực hành cho 90 người lao động thu gom rác thuộc thành viên hợp tác xã trên địa bàn phường Hiệp Bình Chánh gồm các nội dung như: Phân loại chất thải rắn sinh hoạt; thu gom vận chuyển; đảm bảo an toàn và sức khỏe trong công việc; sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động.
Thông qua buổi tập huấn các thành viên hợp tác xã, người thu gom có những thông tin cần thiết về "an toàn và sức khỏe" hướng đến cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc, kết nối một cách hiệu quả các mắt xích trong chuỗi giá trị để tăng cường khả năng thu gom, tái chế, giảm thiểu nguy cơ rò rỉ rác thải ra môi trường.
Hạ Duyên (tổng hợp)Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.