Phường Trần Hưng Đạo: Tổ chức chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC
Nhằm nâng cao ý thức, kỹ năng xử lý ban đầu khi xảy ra các sự cố cháy, nổ đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, tối ngày 11/4, UBND phường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã phối hợp với Đội Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an quận Hoàn Kiếm tổ chức Chương trình tuyên truyền, hướng dẫn triển khai phương án chữa cháy, thoát nạn đối với mô hình nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh và nhà ở hộ gia đình cho các tổ dân phố số 4,5,6 trên địa bàn.
Tại buổi tuyên truyền, các đại biểu và nhân dân đã được Thượng úy Phạm Hoài Nam – Cán bộ Đội Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an quận Hoàn Kiếm phổ biến, giới thiệu nội dung các văn bản pháp quy về công tác PCCC và CNCH; những yêu cầu đặt ra đối với công tác PCCC trong khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh…; các tính chất cơ bản về phòng cháy và chữa cháy. Ngoài ra, người dân còn được giới thiệu các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC, nguyên tắc tổ chức chữa cháy tại các cơ sở, hộ gia đình; tính năng, tác dụng, cách sử dụng, bảo quản các phương tiện chữa cháy.
Ngoài phần lý thuyết, các học viên còn được cán bộ Đội Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an quận Hoàn Kiếm hướng dẫn trực tiếp một số kỹ năng cơ bản khi có sự cố cháy, nổ xảy ra, các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt; phương pháp tổ chức thoát nạn (đảm bảo an toàn khi di chuyển trong không gian có khói); cứu người bị nạn, cứu tài sản trong quá trình xảy ra cháy; hướng dẫn thực hành thao tác sử dụng bình bột, bình khí dập tắt khay xăng, bình gas đang cháy…
Thông qua buổi tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người trong công tác PCCC; trang bị cho lực lượng PCCC cơ sở, đội dân phòng, hộ gia đình kiến thức cơ bản về cháy nổ, kỹ năng ứng phó hiệu quả với các sự cố hỏa hoạn… để từ đó mọi người có ý thức chủ động xử lý có hiệu quả khi có sự cố cháy, nổ xảy ra; bên cạnh đó, góp phần nâng cao khả năng nhận biết các nguy cơ cháy, nổ trong cuộc sống hàng ngày để biết cách phòng tránh, không để xảy ra sự cố đáng tiếc.
Đây cũng là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng trong phòng ngừa và xử lý đám cháy ngay từ khi mới phát sinh, cũng như biết cách tự cứu, thoát nạn khi xảy ra sự cố. Từ đó tích cực và chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời các tình huống cháy, nổ, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm, tính hiệu quả của các lực lượng PCCC tại chỗ và quần chúng nhân dân trong công tác PCCC và CNCH, góp phần giảm số vụ cháy và thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
Vy Linh - Tri ThứcTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.