Quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Nam Từ Liêm
Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) diễn ra khá nhanh chóng. Do đó, công tác quản lý đô thị, quản lý đất đai, đầu tư xây dựng theo quy hoạch, được xác định là những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của quận...
Với tốc độ đô thị hóa và sự phát triển của Nam Từ Liêm hiện nay, đòi hỏi công tác quản lý đô thị phải được tăng cường hơn nữa.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo UBND quận, Phòng Quản lý đô thị quận Nam Từ Liêm đã thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý quy hoạch đô thị, quản lý trật tự xây dựng (đặc biệt tại các dự án khu đô thị, chung cư cao tầng), trật tự công cộng, xây dựng nếp sống văn minh đô thị; tổ chức thực hiện quản lý quy hoạch các khu chức năng, đất dịch vụ tại các phường và khu công viên thể thao cây xanh, các khu đô thị, khu nhà cao tầng, các tuyến đường giao thông theo các quy hoạch phân khu trên địa bàn quận đã được phê duyệt.
Từ 20/9/2020 đến ngày 20/10/2020, Phòng đã tham mưu cho UBND quận cấp được 60 giấy phép xây dựng (từ đầu năm đến 20/10 đã cấp được 1.148 giấy phép xây dựng); tham mưu cho UBND quận ban hành 5 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xây dựng đối với 5 cá nhân; 1 quyết định cưỡng chế thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty CP Tập đoàn Hateco.
Phòng Quản lý đô thị quận Nam Từ Liêm đã tham mưu văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra, rà soát, xử lý các trường hợp nhà ở nhiều căn hộ quy mô nhỏ, nhà trọ… không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn trên địa bàn quận. Tham mưu nhiều văn bản đôn đốc lập hồ sơ xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại Khu đô thị Xuân Phương Viglacera. Tham mưu văn bản về cấp phép cải tạo, sửa chữa công trình nhà ở số B10-12A, Khu chức năng đô thị Thành phố Xanh phường Cầu Diễn, xây dựng công trình tại địa chỉ lô B14-BT1 Khu đô thị mới Mỹ Đình II. Tham mưu văn bản phúc đáp đơn của công dân tại phường Phương Canh, phường Mỹ Đình 1, phường Tây Mỗ,…
Trong công tác quản lý giao thông đô thị, Phòng Quản lý đô thị quận Nam Từ Liêm đã tham mưu văn bản chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm dừng đỗ, đón trả khách không đúng nơi quy định tại đường Châu Văn Liêm (phường Phú Đô). Tham mưu văn bản gửi Sở Giao thông vận tải báo cáo tổng hợp thống kê các dự án, công trình giao thông hoàn thành từ đầu năm 2020 đến thời điểm hiện nay. Tham mưu văn bản thỏa thuận đấu nối đường giao thông dự án Xây dựng mới TBA 220/110kV Đại Mỗ và nhánh rẽ tại phường Tây Mỗ.
Với công tác quản lý đầu tư và chất lượng công trình, Phòng đã thẩm định và trình UBND quận phê duyệt 1 báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng; 1 điều chỉnh dự toán đầu tư xây dựng công trình; 1 thiết kế BVTC-DT công trình. Ngoài ra, còn tham mưu văn bản gửi Sở Xây dựng về rà soát thực hiện thủ tục quyết định cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung đối với nhà chung cư. Tham gia các Hội đồng bồi thường, Tổ công tác giải phóng mặt bằng các dự án, Hội đồng thẩm định giá công trình nhà ở thuộc tổ công tác thi hành án dân sự…
Thời gian tới, Phòng Quản lý đô thị quận Nam Từ Liêm sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND quận, tham gia ý kiến thẩm định các đồ án quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới trên địa bàn quận; tham gia ý kiến các dự án trên địa bàn quận theo yêu cầu của các sở, ngành liên quan. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các công trình trọng điểm, trồng thêm cây xanh, nâng cao chất lượng công tác quản lý duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng. Đồng thời, tiếp tục thực hiện quản lý tốt trật tự xây dựng, cấp phép xây dựng và tăng cường kiểm tra, giám sát xây dựng sau khi được cấp phép, xây dựng theo quy hoạch; phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý 100% các trường hợp mới phát sinh,…
Có thể thấy rằng, tốc độ đô thị hóa và sự phát triển của Nam Từ Liêm hiện nay đòi hỏi công tác quản lý đô thị phải được tăng cường hơn nữa. Vì vậy trong thời gian tới, quận cần triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển và quản lý có hiệu quả công tác quy hoạch và phát triển đô thị, kiểm soát tốt quá trình đô thị hoá, bảo đảm khai thác và phát huy tốt nhất mọi tiềm năng về tự nhiên, xã hội, tài nguyên thiên nhiên, tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhất là nguồn lực con người. Trong đó, cần có các giải pháp đột phá nhằm thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển đô thị, để phát triển đô thị thực sự là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội và duy trì phát triển bền vững trong tương lai.
Nguyễn LiênTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.