Quận Ô Môn: Giữ ổn định những chỉ tiêu cốt lõi, chăm lo tốt người dân trong đại dịch

Địa phương
09:24 AM 11/12/2021

Một năm vất vả chống dịch, quận Ô Môn (TP. Cần Thơ) cũng như nhiều địa phương khác không thoát khỏi sự "tàn phá" của COVID-19. Những ngày cuối năm, nhìn lại tình hình kinh tế xã hội, Chủ tịch UBND quận Ô Môn Lê Việt Sĩ chia sẻ: Dù sao, những chỉ tiêu cốt lõi vẫn giữ vững được sự ổn định...

Quận Ô Môn: Giữ ổn định những chỉ tiêu cốt lõi, chăm lo tốt người dân trong đại dịch - Ảnh 1.

Ông Lê Việt Sĩ - Chủ tịch UBND quận Ô Môn, TP. Cần Thơ

Phóng viên: Những ngày đầu tháng 12/2021, Cần Thơ và nhiều tỉnh miền Tây Nam bộ bỗng bùng phát dịch COVID-19 khiến kịch bản phục hồi kinh tế hậu COVID cũng buộc phải thay đổi. Riêng quận Ô Môn, tình hình kinh tế xã hội gần đây diễn biến ra sao, thưa ông?

Ông Lê Việt Sĩ: Dịch bệnh diễn biến khó lường khiến chúng tôi cũng phải đề cao cảnh giác. Dù thời gian gần đây, thành phố Cần Thơ bùng phát dịch nhưng bộ máy chính quyền quận đã nhanh chóng ứng phó nên không ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng của những chỉ tiêu cốt lõi. Cụ thể, trong 12 chỉ tiêu chúng tôi đã đạt và vượt 2/3. Các chỉ tiêu khác dù chưa đạt nhưng cũng đã thực hiện khá tốt như chỉ tiêu tăng trưởng sản xuất đạt gần 91% kế hoạch năm, chỉ tiêu tổng vốn đầu tư xã hội đạt đến 99,49% kế hoạch. Riêng chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn chỉ đạt 78,21% kế hoạch do giãn cách kéo dài, nhiều ngành kinh doanh sản xuất ngưng hoạt động…

Các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm phần lớn thuộc lĩnh vực an sinh xã hội và an ninh quốc phòng. Đặc biệt chỉ tiêu về an ninh vượt xa kế hoạch. Toàn quận giảm hẳn tội phạm, tệ nạn xã hội, điều tra, khám phá án đạt 97,9% (KH 85%); kiềm chế, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí (so với cùng kỳ giảm 89%).

Phóng viên: Trong đại dịch, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là thương mại - dịch vụ. Xin ông cho biết, thiệt hại của lĩnh vực này trong năm qua ra sao? Việc sụt giảm chung của ngành có ảnh hưởng như thế nào đối với việc cung ứng hàng hóa phục vụ đời sống người dân?

Ông Lê Việt Sĩ: Ngành thương mại - dịch vụ đúng là lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp, thiệt hại nặng nề nhất bởi dịch bệnh COVID-19. Mọi hoạt động thương mại, dịch vụ, vận tải, khách sạn, du lịch, bán buôn, bán lẻ… đều phải tạm ngưng hoạt động để đảm bảo công tác phòng chống dịch. Tổng số cơ sở thương mại và dịch vụ hiện có và đang hoạt động là 9.237 cơ sở, với khoảng 17.161 lao động (so với cùng kỳ giảm 735 cơ sở). Ước tổng mức bán lẻ hàng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn quận thực hiện được 5.981 tỷ đồng (giá trị so sánh năm 2010), so với cùng kỳ tăng 7,03 %.

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo nguồn cung hàng hóa, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng; tổ chức, hướng dẫn người dân mua sắm tại các cửa hàng tiện ích, các điểm bán bình ổn giá, các điểm bán hàng "mang chợ ra phố"; thường xuyên tổ chức kiểm tra giá cả, chất lượng hàng hóa thiết yếu, các điểm bán hàng thực hiện tốt biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định, cụ thể: có 7 cửa hàng tiện ích đang hoạt động, cung ứng các loại hàng hóa thiết yếu như: gạo, trứng, mì gói, các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả tươi… 1 điểm bán hàng bình ổn, 12 mô hình "mang chợ ra phố" tại các phường và 2 điểm bán hàng bình ổn do VNPT thực hiện.

Phóng viên: An sinh xã hội là mối lo lắng của bất kỳ địa phương nào. Tại quận Ô Môn thời gian qua, việc chăm lo đời sống người dân, giải quyết các chế độ an sinh xã hội trong đại dịch như thế nào, thưa ông?

Ông Lê Việt Sĩ: Công tác vận động xã hội hóa được tăng cường, huy động được nhiều nguồn lực chăm lo an sinh xã hội và đầu tư phát triển quận. Từ đầu năm đến nay, quận đã vận động được trên 20 tỷ 300 triệu đồng để chăm lo an sinh xã hội, phát triển giáo dục và phòng, chống dịch COVID-19

Quận đã kịp thời giải quyết việc làm cho 4.585/6.700 lao đông động, đạt 68,43% (ước đến cuối năm 5.380 lao động, đạt 80,3% kế hoạch); đưa đi xuất khẩu 21/40 lao động, đạt 52,5% kế hoạch; lao động qua đào tạo ước thực hiện đến cuối năm được 42.800 người trong độ tuổi lao động, đạt kế hoạch đề ra (KH 71%); cấp 1.354 thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng chính sách; trợ cấp thường xuyên cho 882 đối tượng người có công với số tiền 7.211 triệu đồng và 71.894 đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng số tiền 29.630 triệu đồng; cấp 183 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và 3.893 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cân nghèo, xây dựng mới 3 căn nhà tình nghĩa. 

Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới được quan tâm thực hiện; thực hiện điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới; phân bổ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho người dân với tổng số 793.680 kg gạo, với 52.892 người.

Triển khai thực hiện kịp thời việc hỗ trợ chính sách do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19: Nhóm chính sách BHXH đã hỗ trợ với số tiền 4.084 triệu đồng; nhóm chính sách hỗ trợ tiền mặt đã chi hỗ trợ các chính sách với số tiền 18.837 triệu đồng; Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Ô Môn đã giải ngân cho 4 doanh nghiệp vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, với số tiền 8.108 triệu đồng, cho 1.391 lao động.

Trong tổng số 34.052 người thành phố phê duyệt, đến nay quận đã thực hiện chi hỗ trợ cho 27.752 người với tổng kinh phí 55.504 triệu đồng. Ngoài ra, triển khai kịp thời Quyết định số 2362/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2021 của UBND thành phố về việc hỗ trợ khẩn cấp cho người dân thiếu đói, thiếu lương thực, thực phẩm gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 bằng nhiều hình thức phù hợp, đảm bảo người dân tiếp cận thông tin kịp thời. Qua tổng hợp danh sách, đã được UBND quận phê duyệt 2 đợt hỗ trợ khẩn cấp cho 1.048 người, số tiền 524 triệu đồng; đã cấp phát cho 1.021 người, số tiền 510,5 triệu đồng, đạt 97,42 %.

Việc đưa đón người dân thành phố Cần Thơ từ các tỉnh trở về quê cũng đã hoàn thành với việc tiếp nhận 1.365 người dân từ Cần Thơ trở về từ vùng dịch theo Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2021 của UBND thành phố Cần Thơ.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông dành thời gian cho Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị cuộc chia sẻ này.


Hồng Ân – Văn Dương
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.