Quận Tây Hồ có thêm 6 sản phẩm đủ điều kiện trình Hội đồng thành phố phân hạng OCOP

Tiếp thị số
07:57 PM 19/11/2022

Quận Tây Hồ có thêm 6 sản phẩm đủ điều kiện trình Hội đồng thành phố phân hạng OCOP

Ngày 15/11 vừa qua, quận Tây Hồ tổ chức triển khai Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm tham dự chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP).

Cụ thể, 6 sản phẩm của 3 chủ thể tham gia đánh giá, phân hạng là: Bún ốc nguội Bà Ngoại, bánh tôm Bà Ngoại, ốc hấp đèn lồng Bà Ngoại (chủ thể là bà Nguyễn Thị Hiền - hộ kinh doanh ẩm thực Bún ốc Bà Ngoại, phường Quảng An); quất mộc căn Xuân Lộc (chủ thể là ông Nguyễn Xuân Lộc – hộ kinh doanh quất cảnh Xuân Lộc, phường Tứ Liên); quất bon sai Dương Gia, quất ký đá Dương Gia (chủ thể là ông Dương Tuấn Quỳnh - Giám đốc Công ty cổ phần cơ khí xây dựng Bắc Thăng Long, phường Tứ Liên).

Để đánh giá, phân hạng các sản phẩm, các thành viên Hội đồng OCOP quận Tây Hồ đã bám sát quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg và Quyết định số 781/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức đánh giá khách quan, công bằng đối với tất cả sản phẩm. Kết quả, qua xem xét hồ sơ và đánh giá thực tế, 6 sản phẩm đã được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của quận Tây Hồ đề xuất Hội đồng thành phố tiếp tục đánh giá để công nhận OCOP 4 sao.

photo-1668862667704

Sản phẩm Ốc hấp lồng đèn của hộ kinh doanh ẩm thực Nguyễn Thị Hiền.

photo-1668862671622

photo-1668862674948

Quất bon sai Dương Gia

Được biết, trong giai đoạn 2018-2021, quận Tây Hồ đã đánh giá, phân hạng được 17 sản phẩm OCOP, trong đó có 3 sản phẩm 3 sao và 14 sản phẩm 4 sao. Các sản phẩm tham gia OCOP của quận khá đa dạng, trong đó nổi bật là các món ẩm thực nổi tiếng như: Chè sen Quảng An, Bánh trung thu cơ sở Bảo Phương; xôi Phú Thượng và các sản phẩm đào, quất... đến từ làng nghề truyền thống Nhật Tân.

Thời gian tới, các sản phẩm này được quận định hướng xây dựng thương hiệu sản phẩm "Du lịch OCOP" cấp thành phố. Quận tiếp tục lựa chọn và hỗ trợ các chủ thể tham gia hoàn thiện sản phẩm để đánh giá, phân hạng OCOP nhằm tiếp tục giữ vững, lan tỏa giá trị, thương hiệu, nhãn hiệu tập thể làng nghề, sản vật địa phương.

Theo ông Ngọ Văn Ngôn, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, quận Tây Hồ là đơn vị tổ chức triển khai bài bản Chương trình OCOP. Các sản phẩm OCOP của quận là sản phẩm của cộng đồng, kết tinh giá trị văn hóa, lịch sử, trong đó có những sản phẩm rất tinh xảo. Quận Tây Hồ có phố đi bộ Trịnh Công Sơn nên có thể kết nối du lịch văn hóa, tâm linh gắn với các sản phẩm OCOP.

photo-1668862677590

Ông Ngọ Văn Ngôn, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

Năm 2022, thành phố Hà Nội phấn đấu đánh giá, phân hạng ít nhất 400 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Đến nay, Hội đồng OCOP Hà Nội đã thẩm định được 212 sản phẩm. Hiện, vẫn còn hơn 300 sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP.

Cũng theo ông Ngọ Văn Ngôn, năm 2022, thành phố Hà Nội chú trọng phát triển các sản phẩm OCOP trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của làng nghề, đặc sản vùng miền. Cùng với phát triển về số lượng, dự kiến thời gian tới, Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát sau đánh giá nhằm kịp thời chấn chỉnh thiếu sót của các chủ thể, đưa Chương trình OCOP đi vào hiệu quả, thực chất.

Thống kê của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội cho thấy, năm 2021, có 595 sản phẩm của 26 quận, huyện, thị xã được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố đánh giá, phân hạng đủ điều kiện trình UBND Thành phố quyết định công nhận, gồm 367 sản phẩm 4 sao, 228 sản phẩm 3 sao (vượt kế hoạch Thành phố giao 400 sản phẩm OCOP năm 2021). Trong đó ngành thực phẩm 380 sản phẩm, ngành đồ uống 5 sản phẩm, ngành thảo dược 10 sản phẩm, ngành thủ công mỹ nghệ 193 sản phẩm, ngành vải và may mặc 7 sản phẩm.

Văn phòng Nông thôn mới Hà Nội đồng hành cùng bài viết này!

PV
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.