Quảng Bình: Đẩy mạnh thu hút đầu tư tại các Khu công nghiệp
Theo báo cáo, nhiều khu công nghiệp (KCN) tại Quảng Bình đang có tỷ lệ lấp đầy thấp so với quy hoạch được phê duyệt, nguyên nhân do gặp khó trong giải phóng mặt bằng và thu hút doanh nghiệp vào đầu tư.
Từ sự hình thành và phát triển của các KCN không chỉ đóng góp lớn về xuất khẩu, sản lượng công nghiệp, mà còn tạo việc làm cho hơn 3 nghìn lao động và đóng góp cho ngân sách hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, đến nay tỷ lệ lấp đầy các KCN vẫn còn thấp so với quy mô và tiềm năng hiện có. Địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện có 6 KCN với tổng diện tích hơn 2.082ha. Vậy nhưng, đến nay, mới chỉ có 3 KCN đã đi vào hoạt động, các KCN còn lại đang trong giai đoạn đầu tư hạ tầng và lập quy hoạch chi tiết. Các KCN hiện có 169 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký khoảng 109 nghìn tỷ đồng, trong đó có 27 dự án đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, tỷ lệ lấp đầy các KCN hiện đạt thấp. Cụ thể: Mới chỉ có 1 KCN có vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng hoàn thiện đã được lấp đầy trên 90% đó là KCN Tây Bắc Đồng Hới (được thành lập từ năm 2005, quy mô 130ha), diện tích đã giải phóng mặt bằng hơn 66,32ha. KCN Bắc Đồng Hới (được thành lập từ năm 2009, quy mô 150ha); diện tích đã giải phóng mặt bằng là 82,89ha, và tỷ lệ lấp đầy hiện đạt 44,48%. Với KCN Cảng biển Hòn La, đã giải phóng mặt bằng được 109,26ha, và tỷ lệ lấp đầy đạt 47,41%.
Mặt khác, các KCN khác đang phải giãn tiến độ đầu tư hoặc thu hẹp quy mô, dẫn đến việc nâng cao tỷ lệ lấp đầy diện tích trong các KCN còn hạn chế. Như tại KCN Bang, hiện diện tích giải phóng mặt bằng tại đây đạt 9,86ha; diện tích đất đã giao và cho thuê là 8,7ha; tỷ lệ lấp đầy đạt 8,81%. Còn với KCN cửa ngõ phía Tây Khu kinh tế Hòn La, tính đến nay, KCN này đã được giải phóng mặt bằng với 1ha, diện tích đất đã giao và cho thuê là 1ha; đạt tỷ lệ lấp đầy 1,37%. Có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ lấp đầy các KCN còn thấp, trước hết là do hạ tầng chưa hoàn thiện nên việc thu hút các dự án đầu tư thứ cấp vào các KCN trong nhiều năm qua gặp không ít khó khăn.
UBND tỉnh Quảng Bình, hiện nay công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, giao đất để thực hiện các dự án tại các KCN ở Quảng Bình vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là về cơ chế chính sách. Tất cả các quy định liên quan của Luật Đất đai 2013, căn cứ để Nhà nước thu hồi đất phục vụ xây dựng phát triển KCN, khu kinh tế đó là phải có dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên thực tế một số địa phương do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nên hiện vẫn chưa thu hút được các nhà đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN và các khu chức năng trong khu kinh tế. "Các hạng mục này chủ yếu được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nên không được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dẫn đến thiếu căn cứ để thu hồi đất phục vụ xây dựng phát triển KCN, Khu kinh tế", ông Đoàn Ngọc Lâm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình phân tích.
Cũng trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, để tăng cường hiệu quả trong việc sử dụng đất tại các KCN, khu kinh tế, tỉnh Quảng Bình sẽ xây dựng kế hoạch xúc tiến, thu hút đầu tư với những đối tác, ngành nghề, dự án phù hợp với quy hoạch các KCN.Tập trung giải quyết và xử lý vướng mắc, khó khăn của các KCN, hỗ trợ chủ đầu tư đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư để nâng cao tỷ lệ lấp đầy KCN. Đồng thời, tỉnh sẽ thay đổi quan điểm, tư duy về việc thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các ngành nghề chính như công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ngọc TúGiá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.