Quảng Bình: HĐND khóa XVIII, đưa ra giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Tại kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã dành phần lớn thời gian để các đại biểu tập trung thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội trong 6 tháng và 7 tháng năm 2021, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.
- Quảng Bình: Đưa cán bộ y tế vào triển khai TT Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại TP. HCM
- Nhóm lao động đi xe máy từ Sài Gòn về Nghệ An ngủ bên vệ đường, hành động của anh thợ hồ Quảng Bình gây xúc động
- Người dân Quảng Bình gửi 3 tấn cá đặc sản hỗ trợ người Sài Gòn trong mùa dịch
- Bão số 2 giật cấp 10 đã đổ bộ, từ Thanh Hóa đến Quảng Bình mưa rất to
Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Quảng Bình khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã diễn ra tích cực và đảm bảo chất lượng. Tất cả các đại biểu đã thể hiện trách nhiệm, tập trung trí tuệ, thảo luận dân chủ, thẳng thắn, đề cập một cách khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, những vấn đề cần quan tâm và thực tiễn đòi hỏi trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, địa phương, cơ sở.
Mọi ý kiến tham gia thảo luận đều biểu thị sự đồng tình cao với nội dung của các báo cáo. Bên cạnh những phân tích, đánh giá, nhận định chung về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu còn đặc biệt quan tâm thảo luận về các vấn đề như:
Tình hình nông dân và một số vấn đề cử tri quan tâm liên quan đến nông nghiệp và nông thôn; kết quả thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Lệ Thủy.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong điều kiện biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; giải pháp trọng tâm để hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2021 và công tác phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả.
Xuyên suốt quá trình thảo luận, các đại biểu cũng thẳng thắn đi sâu phân tích những mặt hạn chế, những khuyết điểm, yếu kém trên một số lĩnh vực; đồng thời nêu lên kiến nghị, giải pháp để khắc phục trong thời gian tới.
Về kiến nghị chung trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội: Đại biểu đề nghị tỉnh đẩy mạnh giải pháp để cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); ban hành chính sách hỗ trợ trong xây dựng thiết chế văn hóa, phục vụ hoạt động cộng đồng.
Tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, thông thoáng, minh bạch, thuận lợi; rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, giải ngân kịp thời các gói hỗ trợ theo chính sách của Trung ương và của tỉnh.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là về đất đai, đầu tư, xây dựng, tín dụng, thuế, hải quan; có cơ chế đặc thù, hỗ trợ nguồn lực cho huyện Quảng Trạch sau chia tách; nghiên cứu xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa bàn biên giới, tuyến phía Tây của tỉnh.
Rà soát, đảm bảo biên chế giáo viên cho các trường, đặc biệt là trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều điểm trường lẻ; xem xét giảm học phí cho học sinh, sinh viên do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Các sở, ban, ngành của tỉnh đánh giá hiệu quả mô hình trạm y tế, Phòng Dân số trước đây và hiện nay để phát huy hiệu quả; có giải pháp, chính sách hỗ trợ củng cố hoạt động của mạng lưới y tế thôn bản; xử phạt nghiêm cơ sở kinh doanh, tàng trữ mua bán mặt hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Bên cạnh đó, đại biểu cũng kiến nghị tỉnh xem xét, cân nhắc việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất làm nhà ở để không ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp.
Bổ sung giải pháp cụ thể hơn về công tác phòng, chống thiên tai, kịp thời ứng phó, khắc phục hậu quả các sự cố, thiên tai; quan tâm xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường khu vực Mỏ đá xã Trường Xuân; khu vực nhà máy xi măng Áng Sơn huyện Quảng Ninh. Tỉnh rà soát, đánh giá lại trữ lượng tài nguyên, khoáng sản tại các mỏ đất, cát, đá để cấp phép khai thác hợp lý nhằm chống thất thu thuế; xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, nợ thuế tài nguyên môi trường; đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại các địa phương...
Ngọc Tú - Lê DungViệt Nam đã xây dựng được những doanh nghiệp (DN) dẫn đầu, có năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế, đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song vẫn cần xây dựng chính sách đột phá để hỗ trợ DN "bay cao" và tạo dựng được nhiều doanh nghiệp dẫn đầu hơn nữa.