Quảng Bình: Phát huy hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 12/3/2020 cùng văn bản liên quan về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy nguồn lực của nền kinh tế, UBND tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể tại Công văn số 665/UBND-TH.
UBND tỉnh yêu cầu, tất cả các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiến hành sắp xếp tinh gọn hệ thống đầu mối bên trong các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung và tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả. Tập trung huy động nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ; đảm bảo mục tiêu đến năm 2035 có từ 10 - 15% làm việc trong ngành nông nghiệp chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; tập trung huy động tổng hợp nguồn vốn (ODA, FDI, ngân sách Nhà nước, trái phiếu chính phủ) và nhiều hình thức đầu tư như (đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, BT, BOT, mô hình đối tác - PPP...) để tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, quan trọng trong KKT, KCN, tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển.
Ngoài ra, các sở, ngành, đơn vị tiếp tục thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất, định giá đất, giải phóng mặt bằng, tạo nhiều quỹ đất sạch để thu hút đầu tư. Tập trung giải quyết vướng mắc về giải phóng mặt bằng đối với dự án trọng điểm của tỉnh.
Hỗ trợ doanh nghiệp liên kết với hợp tác xã, nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị, cánh đồng lớn; thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất, định giá đất, giải phóng mặt bằng, tạo nhiều quỹ đất sạch để thu hút đầu tư. Cùng tập trung giải quyết các vướng mắc về giải phóng mặt bằng đối với dự án trọng điểm của tỉnh, tạo ra được những sản phẩm du lịch độc đáo, chất lượng cao tương xứng với tên gọi "Vương quốc hang động". Triển khai chương trình quảng bá, giới thiệu giá trị tài nguyên du lịch nổi bật của Quảng Bình cũng như đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch.
Bên cạnh đó, các sở, ngành, đơn vị tập trung bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành những dự án quan trọng, có tính chất lan tỏa, liên vùng, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Ứng phó biến đổi khí hậu, rà soát khoản thu, sắc thuế, để đảm bảo thu đúng, thu đủ cho ngân sách Nhà nước. Rà soát dự án đã và đang thực hiện để yêu cầu nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, kiên quyết thu hồi từng khoản nợ đọng theo quy định để bổ sung vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Ngọc Tú - Hồng HảiTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.