Quảng Bình: Phiên họp thường kỳ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 7/2024
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức phiên họp thường kỳ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2024.
- Quảng Bình: Gỡ vướng cho Dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3
- Quảng Bình: Thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế
- Nghệ An: Đoàn đại biểu tỉnh dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Quảng Bình
- Quảng Bình: Tăng cường quản lý và thu hồi nợ đọng thuế, chống thất thu ngân sách
Trong tháng 7/2024, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tế tăng trưởng khá, sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khả quan; công nghiệp phát triển ổn định. Tổng thu ngân sách đến hết tháng 7 thực hiện hơn 3.930 tỷ đồng, đạt gần 65% dự toán Trung ương và địa phương giao, tăng 34,2% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, thu hút đầu tư tăng mạnh, đã khởi công mở rộng sân đỗ máy bay - Cảng Hàng không Đồng Hới. Du lịch vào mùa cao điểm đạt nhiều kết quả tích cực, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Bình trong tháng 7 ước đạt khoảng 798.000 lượt, tăng 14,5%. Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phong phú, đa dạng được chuẩn bị và tổ chức sôi nổi, đặc biệt là chuỗi các hoạt động Tuần lễ Du lịch Quảng Bình, thể thao quần chúng thu hút đông đảo người dân, du khách. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân mùa Hè tiếp tục được chú trọng.
Mặt khác, việc triển khai chính sách tiền lương mới từ ngày 01/7/2024 đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cán bộ, công chức, người lao động. Tình hình giá cả hàng hóa tiêu dùng trong tháng tuy có tăng lên nhưng không ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống người dân nhờ tác động tích cực của các gói hỗ trợ, chính sách đảm bảo an sinh xã hội, do đó đời sống dân cư trên địa bàn tương đối ổn định; tình hình an ninh trật tự được đảm bảo.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như: Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tiếp tục khó khăn; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu; nhiều vướng mắc về đầu tư, đất đai, môi trường vẫn chưa được tháo gỡ triệt để; giải phóng mặt bằng một số công trình trọng điểm còn chậm. Tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đề xuất giải pháp để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong quý III và những tháng còn lại của năm 2024.
Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và Kế hoạch hành động của UBND tỉnh về thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế xã - hội năm 2024. Nhanh chóng đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, chương trình mục tiêu Quốc gia; triển khai quyết liệt, có hiệu quả nhiệm vụ về điều hành ngân sách năm 2024.
Đặc biệt là giải pháp mở rộng cơ sở thu, chống thất thu thuế, xử lý nợ đọng thuế và phát triển nguồn thu, nâng cao hiệu quả thu ngân sách Nhà nước, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh. Chống khai thác IUU; rà soát những điểm có nguy cơ sạt lở năm 2024, khẩn trương thực hiện kế hoạch duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn hồ chứa, hệ thống công trình thủy lợi, đê điều, công trình giao thông trước mùa mưa bão; quảng bá, xúc tiến, thu hút khách du lịch đến Quảng Bình thông qua nhiều hình thức, đa dạng và phong phú về nội dung.
Song song, đồng chí cũng yêu cầu các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức hoạt động kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám và Ngày Quốc khánh 2/9. Tập trung thực hiện và hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cho tựu trường, khai giảng năm học mới 2024 - 2025. Tiếp tục tăng cường công tác nắm tình hình, kiên quyết trấn áp, triệt phá các băng, ổ nhóm hoạt động tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, tội phạm hình sự nghiêm trọng, tín dụng đen, tội phạm công nghệ cao. Chủ động lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả trong mùa mưa bão.
Minh TúTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.