Quảng Bình: Tăng cường quản lý và thu hồi nợ đọng thuế, chống thất thu ngân sách
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức họp Ban Chỉ đạo (BCĐ) chống thất thu ngân sách (TTNS), xử lý và thu hồi nợ đọng thuế (THNĐT) trên địa bàn tỉnh để đánh giá tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và bàn phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
- Nghệ An: Hội thảo “Phát triển liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh năm 2024”
- Giai đoạn 2021-2023, Nghệ An huy động được hơn 39 nghìn tỷ đồng xây dựng NTM
- Nghệ An: Ngư dân bám biển thu về hơn 2 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm
- Nghệ An: Trời càng nắng, diêm dân càng mừng vì hiệu quả sản xuất cao
Cục Thuế tỉnh - cơ quan thường trực BCĐ chống TTNS, xử lý và THNĐT trên địa bàn tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các Phòng, Chi cục Thuế tích cực phối hợp với sở, ban, ngành triển khai thực hiện công tác quản lý, chống thất thu thuế, THNĐT tập trung ở một số lĩnh vực như: Tài nguyên khoáng sản, kinh doanh bất động sản, thương mại điện tử, kinh doanh vàng bạc... và đạt được những kết quả quan trọng. Lũy kế đến hết tháng 5/2024, ngành Thuế đã ban hành kết luận thanh tra đối với 02 đơn vị, phát hiện qua thanh tra 1.705,5 triệu đồng; kiểm tra hồ sơ khai thuế 3.587 tờ khai, đạt 100% kế hoạch; hoàn thành 122 cuộc kiểm tra chấp hành pháp luật thuế, xử lý sau kiểm tra gần 15 tỷ đồng.
Ngoài ra, để THNĐT, trong 5 tháng đầu năm, ngành Thuế cũng đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền và ban hành 177.439 lượt thông báo nhằm đôn đốc thu nợ thuế; 183 quyết định cưỡng chế, tổng số tiền cưỡng chế là 3.155.650 triệu đồng. Qua các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế đã thu được 580 tỷ đồng, trong đó thu tiền thuế nợ năm trước 175 tỷ đồng.
Mặt khác, ngành Thuế cũng đã đề nghị tạm hoãn xuất cảnh đối với 57 cá nhân là người đại diện theo pháp luật còn nợ thuế; đề nghị thu hồi Giấy phép kinh doanh đối với 07 doanh nghiệp nợ thuế dây dưa, kéo dài; thực hiện khoanh nợ 836 người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh với số tiền 3.885 triệu đồng.
Tuy cơ quan Thuế đã quyết liệt đôn đốc và cưỡng chế thu nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành và chính quyền địa phương để xử lý THNĐT, tuy nhiên, thu hồi nợ thuế còn hạn chế, nợ đọng thuế vẫn ở mức cao. Tính đến ngày 31/5/2024, tổng số nợ 3.245,6 tỷ đồng, tăng 2.126,7 tỷ đồng (tăng 190,1%) so với thời điểm 31/12/2023.
Các đại biểu đã phân tích làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong công tác chống TTNS và THNĐT, trọng tâm là nhấn mạnh về khó khăn trong việc đấu giá quyền sử dụng đất; thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; quản lý đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh thương mại điện tử; quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Phan Phong Phú - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chống TTNS, xử lý và THNĐT trên địa bàn tỉnh đánh giá cao những nỗ lực của ngành Thuế trong triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp khai thác nguồn thu, chống TTNS, thu kịp thời các khoản thuế phát sinh và nợ đọng vào ngân sách Nhà nước.
Để phấn đấu thu đạt và vượt dự toán ngân sách giao năm 2024, đảm bảo tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu ngân sách theo chỉ tiêu Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, HĐND tỉnh giao, đồng chí yêu cầu Cục Thuế tỉnh tiếp tục theo dõi, giám sát, kiểm tra chặt chẽ tiến độ thực hiện biện pháp thu nợ nhằm đảm bảo chỉ tiêu thu nợ và không để phát sinh nợ mới; tăng cường quản lý, đôn đốc nộp nợ thuế; áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo luật định để thu nợ thuế đối với đơn vị chây ỳ, thiếu ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế hiểu biết về chính sách pháp luật thuế, đặc biệt là chính sách xử lý nợ thuế để người nộp thuế biết được trình tự, thủ tục xử lý nợ thuế.
Minh TúThông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.