Quảng Bình: Tháo gỡ vướng mắc và nhanh chóng bàn giao mặt bằng đường bộ cao tốc Bắc - Nam

Địa phương
10:55 AM 12/05/2023

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo (BCĐ) triển khai thực hiện Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn qua địa phận tỉnh để bàn các giải pháp đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng thi công công trình.

Chủ trì cuộc họp do ông Trần Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình. Ngoài ra, tham dự cuộc họp có ông Đoàn Ngọc Lâm - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo cùng các thành viên Ban Chỉ đạo và đại diện các ngành, đơn vị, địa phương liên quan.

Theo đó, Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn qua địa phận tỉnh gồm 3 dự án thành phần, có chiều dài 126,79km với tổng mức đầu tư 24.282,71 tỷ đồng. 

Quảng Bình: Tháo gỡ vướng mắc và nhanh chóng bàn giao mặt bằng đường bộ cao tốc Bắc - Nam - Ảnh 1.

Quang cảnh cuộc họp

Báo cáo về tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), đến nay, đã bàn giao cho các ban quản lý dự án (QLDA) 88,3/126,7 km, đạt 69,6%. UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành các quyết định bồi thường, hỗ trợ GPMB trên 73% diện tích; phê duyệt 3/26 khu tái định cư, 1/13 khu nghĩa trang. 

Đối với hạng mục di dời công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đang được các địa phương thực hiện các bước để di dời, hoàn trả. Trong quá trình GPMB các đơn vị còn gặp phải một số vướng mắc tại các khu dân cư và nơi có nhiều lăng mộ; chưa thống nhất mức giá đền bù, hỗ trợ đất nông nghiệp; công các GPMB để làm đường vào các thi công các vị trí của công trình; vị trí cắm mốc lộ giới.

Các đại biểu đã thể hiện quyết tâm cao tiếp tục chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc còn gặp phải, bàn giao mặt bằng thi công Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn qua địa phận tỉnh để đảm bảo tiến độ.

Ông Trần Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn qua tỉnh. Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh về tính khẩn thiết của tiến độ bàn giao mặt bằng và những ảnh hưởng nếu chậm trễ… 

Thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương phải quyết liệt hơn nữa để khẩn trương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, không để ảnh hưởng đến tiến độ chung của Dự án; đồng thời tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân và có các giải pháp để giải quyết dứt điểm vướng mắc, ưu tiên sớm GPMB một số vị trí đường găng, đảm bảo bàn giao mặt bằng trước ngày 30/6/2023.

Riêng đối với các Ban QLDA (Bộ Giao thông vận tải), ông cũng yêu cầu đơn vị phối hợp chặt chẽ với UBND cấp huyện, cấp xã trong quá trình triển khai công tác GPMB, kịp thời thông tin điều chỉnh của hồ sơ cắm mốc GPMB đến các địa phương để tổ chức thực hiện công tác bồi thường, GPMB; khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đối với phần diện tích tăng thêm của Dự án để UBND tỉnh thẩm định báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

Chỉ đạo tư vấn thiết kế khẩn trương phối hợp với các địa phương, đơn vị được giao quản lý, vận hành công trình thủy lợi, đê điều để xác định phạm vi hành lang dùng chung giữa tuyến đường bộ cao tốc và công trình thủy lợi, đê điều; phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các địa phương để kiểm tra, chấp thuận phương án di dời công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu.

Ngoài ra, lãnh đạo UBND tỉnh lưu ý Ban QLDA 6, sớm phản hồi về việc nghiên cứu, điều chỉnh giải pháp thiết kế; phối hợp với UBND thị xã Ba Đồn nghiên cứu, đề xuất các phương án đối với công trình ngăn mặn, giữ ngọt; báo cáo Bộ GTVT các nội dung liên quan về việc bổ sung nút giao thông liên thông; khẩn trương hoàn thiện mốc lộ giới.

Ngọc Tú - Hồng Hải
Ý kiến của bạn
Thương mại di động dần trở thành xu hướng chủ đạo tại Việt Nam Thương mại di động dần trở thành xu hướng chủ đạo tại Việt Nam

Hiện nay, sự phát triển thương mại di động (M-Commerce) đang được coi là tất yếu của thương mại điện tử và dần trở thành xu hướng chủ đạo tại Việt Nam khi số lượng người sử dụng điện thoại thông minh và internet phát triển mạnh mẽ.