Quảng Bình: Triển khai công tác tuyên truyền về chống khai thác IUU với nhiều hình thức
Mới đây, UBND tỉnh đã tổ chức buổi họp Ban Chỉ đạo Chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tỉnh về tập trung thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU trước mắt, chuẩn bị làm việc với Đoàn thanh tra EC lần 4 và triển khai Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 15/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Cùng tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo Chi cục Thủy sản, Cảng cá Quảng Bình, Văn phòng Thanh tra, kiểm soát nghề cá; các Đồn Biên phòng tuyến biển gồm Nhật Lệ, Cửa khẩu Cảng Gianh, Roòn; Chủ tịch UBND các xã, phường: Quảng Phú, Cảnh Dương, Quảng Xuân (huyện Quảng Trạch); Quảng Phúc, Quảng Văn (thị xã Ba Đồn); Đức Trạch (huyện Bố Trạch); Bảo Ninh (thành phố Đồng Hới) và thành viên Ban Chỉ đạo Chống khai thác IUU tỉnh.
Công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, tháo gỡ "thẻ vàng" của EC, là cơ hội tái cơ cấu ngành Thủy sản phát triển bền vững, thời gian qua, các cấp, các ngành đã quan tâm chỉ đạo quyết liệt để triển khai thực hiện. Công tác tuyên truyền về chống khai thác IUU xuyên suốt từ tỉnh đến địa phương được triển khai mạnh mẽ với nhiều hình thức, cấp độ phù hợp đã nâng cao nhận thức của người dân. Đặc biệt, các địa phương trọng điểm về khai thác thủy sản đã tổ chức 120 hội nghị với gần 11.000 người tham gia; tổ chức cho 7.325 lượt chủ tàu/thuyền trưởng khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm khai thác IUU…
Nhanh chóng triển khai thực hiện các nhiệm vụ về chống khai thác IUU, đến nay, toàn tỉnh Quảng Bình có 3.544 tàu cá từ 06m trở lên đã thực hiện đăng ký, đạt 94,7%; 3.443 tàu cá được cấp phép, 1.372 tàu cá đã thực hiện đăng kiểm và 1.128 tàu cá từ 15m trở lên lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đạt 94,8 %... Cùng với đó, các cơ quan chức năng đã huy động nguồn lực, đẩy mạnh kiểm tra, xử lý nhiều vi phạm về khai thác khai thác thuỷ sản. Trong 05 năm qua, lực lượng Biên phòng, Chi Cục thủy sản và các địa phương đã tổ chức 315 đợt kiểm tra, xử lý 412 tàu cá vi phạm, phạt gần 2,5 tỷ đồng.
Mặt khác, công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục để chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn thanh tra của EC vào tháng 4/2023 như: Vẫn có tình trạng một số tàu cá hoạt động nhưng chưa có giấy phép khai thác thủy sản; chưa bảo đảm yêu cầu trong công tác ghi nộp nhật ký khai thác thủy sản; chưa chấm dứt tình trạng tàu cá vượt ranh giới trên biển; vẫn còn một số tàu cá chưa lắp thiết bị giám sát hành trình; tình trạng vi phạm về khai thác thuỷ sản, khai thác IUU.
Cũng tại đây, các đại biểu đã tập trung thảo luận để tháo gỡ một số khó khăn, hạn chế, tồn tại trong công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn tỉnh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, đặc biệt chú trọng việc nêu gương người tốt, việc tốt, phê phán những đối tượng vi phạm; đẩy mạnh công tác quản lý tàu cá, xử lý nghiêm các tàu cá vi phạm. Đồng chí cũng lưu ý các lực lượng chức năng, địa phương cần kiểm soát tốt việc tàu cá cập cảng; chú trọng nguồn lực để thực hiện tốt công tác khai thác chống IUU; triển khai kịp thời việc cấp phép khai thác thủy sản; đối với các tàu cá không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, không có giấy phép yêu cầu ngư dân không được ra khơi; đồng thời rà soát lại các tàu không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên địa bàn tỉnh.
Ngọc TúTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.