Quảng Bình: Xây dựng chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Để triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 698/KH-UBND với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó xác định nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số, người dân là trung tâm của chuyển đổi số, thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số.
- Nghệ An: Tập trung thúc đẩy triển khai, phát triển và sử dụng các nền tảng số
- Nghệ An: Triển khai thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động năm 2022
- Quảng Bình: Tổ chức Giải đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ
- Nghệ An: Phối hợp nhiệm vụ quản lý nhà nước tại Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp
- Quảng Bình: Vận hành nhà máy cấp nước sạch cho hơn 90.000 người dân
Kế hoạch nêu rõ mục tiêu nhiệm vụ, trong đó nhấn mạnh cần cụ thể hóa việc triển khai thực hiện hiệu quả, đúng quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 31/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Xây dựng, hoàn thiện Chính quyền số gắn liền với cải cách hành chính, công vụ, đồng hành, đồng bộ với xây dựng đô thị thông minh, phát triển kinh tế số, xã hội số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Theo đó, đề ra mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025 cần đạt được. Trong nhiệm vụ phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, cần đạt 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp bằng hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. 100% cơ sở dữ liệu thuộc danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh được kết nối, chia sẻ toàn tỉnh.
Phấn đấu Quảng Bình thuộc nhóm 30 tỉnh dẫn đầu về Chính quyền điện tử, Chính quyền số của toàn quốc. Trong mục tiêu phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đề ra kết quả: Kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh và tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.
Phấn đấu tỉnh thuộc nhóm trung bình khá về chỉ số cạnh tranh, đổi mới sáng tạo của toàn quốc. Trong mục tiêu Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, tối thiểu 01 đô thị trực thuộc tỉnh cơ bản đạt nền tảng về đô thị thông minh. Phấn đấu tỉnh thuộc nhóm khá về bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Mục tiêu định hướng đến năm 2030 cũng được nêu cụ thể trong kế hoạch. Trong đó, về chính quyền số giảm 30% các thủ tục hành chính, tăng 30% dịch vụ mới có tính sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp. Duy trì và từng bước nâng thứ hạng của Quảng Bình trên Bảng xếp hạng chỉ số Chính quyền số của tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Về kinh tế số, yêu cầu chiếm 25% GRDP của tỉnh. Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%. Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%. Và 100% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, thực hiện chuyển đổi số.
Về xã hội số yêu cầu đạt hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 95% hộ gia đình. Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G đạt 100% đến xã và điện thoại di động thông minh đạt 99% hộ gia đình. Hoàn thành việc chuyển đổi số cơ bản trong hệ thống các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Duy trì Quảng Bình thuộc nhóm khá về bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Để đạt hiệu quả các mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra, UBND tỉnh Quảng Bình cũng chỉ rõ, đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề tạo nền móng chuyển đổi số, bắt đầu từ chuyển đổi nhận thức và kiến tạo thể chế. Trong chuyển đổi số cần thống nhất rằng, nhận thức đóng vai trò quyết định, người dân và doanh nghiệp là trung tâm; cơ chế, chính sách và công nghệ là động lực; phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy; bảo đảm an toàn, an ninh mạng là phần gắn kết xuyên suốt, duy trì tính bền vững; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp, hành động đồng bộ ở các cấp, các ngành là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.
Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, đô thị thông minh. Nâng cấp tổng thể hạ tầng Trung tâm dữ liệu điện tử, Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh đủ mạnh, đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu, năng lực phục vụ trong giai đoạn trung hạn.
Cần chú trọng trong việc tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng vào tiến trình chuyển đổi số. Phát triển Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) và hệ thống phòng chống phần mềm độc hại tập trung của tỉnh. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực hiện các chính sách, quy định, quy chế quản lý, vận hành, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính. Phát triển xã hội số đi đôi với tạo dựng các giá trị văn hóa phù hợp với thời đại số. Trong đó, cần đẩy mạnh triển khai thực hiện chuyển đổi số trên các lĩnh vực ưu tiên. Đẩy mạnh thực hiện số hóa, phát triển dữ liệu kết hợp với khai thác, sử dụng hiệu quả các phần mềm, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đã xây dựng, triển khai.
Hồng HảiTừ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.