Quảng Nam: Đẩy mạnh truyền thông ứng dụng CNTT trong phòng, chống dịch COVID-19
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, vừa qua, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh về việc hướng dẫn đẩy mạnh truyền thông ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra tại các địa phương trên cả nước, nhằm góp phần khống chế, kiểm soát tốt dịch bệnh, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan trên địa bàn tỉnh, đồng thời thực hiện tốt mục tiêu kép, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội. Trong thời gian qua, các cấp, các ngành, địa phương, các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh Quảng Nam đã tích cực tuyên truyền triển khai các nền tảng ứng dụng CNTT trong phòng, chống dịch COVID-19.
Tuy nhiên hiệu quả đạt được vẫn chưa cao, việc cài đặt, sử dụng các nền tảng ứng dụng CNTT vẫn còn thấp, chưa đồng bộ và sâu rộng; việc truy vết F0, F1 khi phát hiện F0 vẫn còn nhiều hạn chế, lúng túng, bất cập; bên cạnh đó công tác bảo cáo kết quả, hiệu quả tuyên truyền còn chưa kip thời, đầy đủ.
Trên cơ sở thực hiện chỉ đạo UBND tỉnh tại Kế hoạch số 5179/KH-UBND ngày 11/8/2021 và Công văn số 5850/KH-UBND ngày 02/9/2021 về đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Theo chức năng nhiệm vụ của ngành, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền ứng dụng CNTT trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch hướng dẫn số 1099/KH-STTTTT, ngày 15/9/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam tăng cường việc tuyên truyền, hướng dẫn, thông tin các tiện ích về ứng dụng công nghệ trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho các cơ quan, đơn vị, địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả, kịp thời các nền tảng ứng dụng CNTT góp phần hỗ trợ tối đa các ngành, địa phương và người dân trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Cụ thể, cài đặt các ứng dụng Khai báo & Kiểm soát vào ra, Smart Quảng Nam, VHD, Bluezone, Ncov để khai báo y tế; Dùng ứng dụng Zalo để quét mã QR hoặc truy cập các trang web: khaibaoyte.quangnam.gov.vn hoặc qr.tokhaiyte.vn để thực hiện khai báo; Đăng ký điểm CheckIn, CheckOut bằng cách tải ứng dụng “Khai báo & Kiểm soát vào ra”; Cài đặt “Sổ sức khỏe điện tử” để cài đặt kênh đăng ký tiêm chủng COVID-19 cho người dân và doanh nghiệp. Truy cập trang web: dieuhanhchongdich.quangnam.gov.vn là trang thông tin chính thống, cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin, chỉ số thống kê về tình hình, hoạt động phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Bên cạnh việc tuyên truyền cài đặt các nền tảng ứng dụng CNTT, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn.
Theo đó, các kênh báo chí chủ lực của tỉnh như: Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh-Truyền hình Quảng Nam, Cổng Thông tin điện tử tỉnh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục đẩy mạnh tăng cường tin, bài, ảnh, chạy chữ (trên chương trình truyền hình) tuyên truyền các nền tảng ứng dụng CNTT trong phòng, chống dịch COVID-19 (tại Phần II) trên các phương tiện truyền thông để cán bộ, người dân, các cơ quan, bệnh viện, trường học, siêu thị, cơ sở lưu trú, nhà hàng, phương tiện vận chuyển công cộng… được biết, thực hiện.
Trung tâm Văn hóa-Thể thao và Truyền thanh-Truyền hình cấp huyện tăng cường thời lượng, tần suất phát sóng tuyên truyền ứng dụng CNTT trong phòng, chống dịch COVID-19 trên sóng truyền thanh – truyền hình địa phương để cán bộ, người dân, các cơ quan, bệnh viện, trường học, siêu thị, cơ sở lưu trú, nhà hàng, phương tiện vận chuyển công cộng tại địa bàn… được biết, thực hiện.
Hệ thống đài truyền thanh cấp xã tăng cường thông tin ứng dụng CNTT trong phòng, chống dịch COVID-19 trên sóng truyền thanh của Đài truyền thanh các xã, phường, thị trấn (phát 04 lần/ngày).
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan đẩy mạnh tuyên truyền ứng dụng CNTT trong phòng, chống dịch COVID-19 trên các bảng thông tin, cụm pano cổ động, băng rôn... đặt tại các cơ quan, đơn vị, các tuyến đường, khu dân cư... thuộc địa bàn quản lý; Thiết kế in ấn tờ rơi, tời gấp hướng dẫn cài đặt, sử dụng các nền tảng ứng dụng CNTT trong phòng, chống dịch COVID-19 cấp phát đến từng hộ dân một cách hiệu quả.
Các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện đẩy mạnh khai thác, chia sẻ thông tin, đầu tư nội dung chất lượng bài viết, hình ảnh, video... dễ hiểu, sinh động, thu hút nhằm thường xuyên đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử, các trang mạng xã hội, tiêu biểu như: Tại trang Zalo "Chính quyền điện tử Quảng Nam", "1022 Quảng Nam": tuyên truyền đến tất cả các thuê bao di động trên địa bàn tỉnh có đăng ký sử dụng Zalo; Tại các trang fanpage Facebook "Thông tin Quảng Nam", "Chuyển đổi số Quảng Nam", "1022 Quảng Nam", "Smart Quang Nam": tuyên truyền thu hút cộng đồng mạng xã hội quan tâm, theo dõi. Đồng thời, quản lý, tạo các diễn đàn trao đổi, phản hồi, chia sẻ thông tin liên quan đối với các ứng dụng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19; Tại App di động "Smart Quang Nam": thường xuyên đăng tải tin, bài, ảnh tuyên truyền các nội dung ứng dụng CNTT.
Việc triển khai đồng bộ các giải pháp, ứng dụng CNTT tại các tổ chức, cá nhân trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Nam đã giúp các cơ quan chức năng khai thác dữ liệu khai báo y tế và kiểm soát dịch bệnh dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, cần có sự chung tay của toàn xã hội. Sự tự giác của mỗi người dân và sự vào cuộc chủ động, mạnh mẽ của các cấp chính quyền địa phương sẽ là cơ sở để đẩy lùi dịch bệnh ra khỏi địa bàn.
Phùng SơnTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.