Quảng Ngãi: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, chung sức, đồng lòng hoàn thành nhiệm vụ năm 2023
Tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh đã có bài phát biểu làm rõ bức tranh kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi, đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Kinh tế - xã hội năm 2022 của tỉnh đạt kết quả toàn diện về mọi mặt
Năm 2022 là năm thứ hai tỉnh Quảng Ngãi thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. Đây cũng là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 đã đặt ra. Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, bên cạnh những mặt thuận lợi, tỉnh Quảng Ngãi cũng đối diện với không ít khó khăn, thách thức đan xen.
Song, dưới sự lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm của lãnh đạo tỉnh cùng sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ, chia sẻ và tham gia tích cực của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, năm 2022 kinh tế - xã hội của tỉnh ta đã đạt được nhiều kết quả hết sức tích cực, toàn diện trên các mặt và được lãnh đạo Trung ương đánh giá là một trong những điểm sáng nổi bật của cả nước.
Trong 25 chỉ tiêu chủ yếu đề ra năm 2022, tất cả đều đạt và vượt so với kế hoạch. Trong đó, có 14 chỉ tiêu vượt, gồm: 7 chỉ tiêu về kinh tế, 6 chỉ tiêu về văn hóa - xã hội, 1 chỉ tiêu về tài nguyên môi trường. Nổi bật là tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 8,08% so với năm 2021. GRDP bình quân đầu người ước đạt 97,67 triệu đồng. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 6%. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 129.000 tỷ đồng, tăng 6,8%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 20% so với năm 2021, vượt 16% kế hoạch năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 34.167 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 33,2 nghìn tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2021…
Đến thời điểm hiện tại, Quảng Ngãi đã hoàn thành việc xử lý đối với phần hụt thu năm 2019, 2020 (khoảng 6.000 tỷ đồng). Quy mô nền kinh tế của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm, đưa Quảng Ngãi vào top 20 tỉnh, thành phố có quy mô nền kinh tế lớn nhất cả nước; có đà tăng trưởng mạnh mẽ. Quy mô GRDP của tỉnh đứng thứ 2/5 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, 4/14 tỉnh vùng kinh tế miền Trung. GRDP bình quân đầu người đứng thứ 2/5 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, 2/14 tỉnh vùng kinh tế miền Trung, chỉ xếp sau Đà Nẵng. Thu ngân sách nhà nước đứng đầu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và đứng thứ 2 trong khu vực miền Trung.
Công tác giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả khá cao. Đến ngày 30/11/2022, giá trị giải ngân bằng 103,9% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, nằm trong 10 tỉnh, thành cao nhất cả nước. Dự kiến đến ngày 31/12/2022, giải ngân đạt 129,3% kế hoạch Thủ tướng chính phủ giao. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 33.215 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2021, vượt kế hoạch đề ra.
Công tác lập quy hoạch được thực hiện đảm bảo tiến độ và chất lượng đề ra. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn qua địa bàn tỉnh được thực hiện quyết liệt và bàn giao mặt bằng theo đúng quy định. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có sự chuyển biến tích cực.
Công tác cải cách hành chính được chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ với nhiều giải pháp hữu hiệu. Chỉ số PAR INDEX năm 2021, tỉnh tăng 24 bậc so với năm 2020, từ vị trí 63 lên vị trí 39/63 tỉnh, thành phố; chỉ số PAPI tăng 17 bậc so với năm 2020, từ vị trí 60 lên vị trí 43/63 tỉnh, thành phố.
Quyết tâm, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ KT – XH năm 2023
Tại kỳ họp, Chủ tịch tỉnh Đặng Văn Minh nhấn mạnh, năm 2023 là năm giữa và là năm tăng tốc để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 được dự báo sẽ diễn ra trong bối cảnh có những cơ hội cũng như thách thức. Để tổ chức triển khai đạt được mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm 2023 cả hệ thống chính trị cần phải quyết tâm và nỗ lực rất lớn trong việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp: Thực hiện nhất quán, đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo phương châm "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh"; tranh thủ các gói kích thích, phục hồi kinh tế của Trung ương để thúc đẩy phục hồi và phát triển KTXH; tạo đột phá trong công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng thu hút đầu tư của tỉnh; giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
Tiếp tục giữ vững sự đoàn kết, thống nhất cao trong chỉ đạo, điều hành, phát huy sức mạnh tập thể, đề cao vai trò, trách nhiệm của từng thành viên UBND tỉnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi để phát huy kết quả đã đạt được cũng như khắc phục các tồn tại, hạn chế trong thời gian qua.
Tập trung triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nghị quyết chuyên đề, kết luận của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nghị quyết của HĐND tỉnh; bám sát chương trình làm việc của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh để xây dựng chương trình công tác và thực hiện hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng; tập trung giải quyết những vấn đề mấu chốt có tính chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Tập trung thực hiện quyết liệt, có hiệu quả đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để tranh thủ sự hỗ trợ của trung ương nhằm đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương, nâng cao chất lượng, đời sống của nhân dân. Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt. Tiếp tục chấn chỉnh, thực hiện nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản, giải ngân vốn đầu tư công. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, các dự án có tính lan tỏa tạo động lực cho phát triển…
Các cấp, các ngành trong hệ thống các cơ quan hành chính tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành; đổi mới mạnh mẽ về tư duy, cách thức làm việc, tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện nhiệm vụ được giao; khuyến khích tư duy đột phá, hiến kế, tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm;
Chủ tịch UBND tỉnh cũng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và nhân dân tỉnh nhà hãy chung sức, đồng lòng, sát cánh, ủng hộ và giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển KTXH; đồng thời, với tinh thần cầu thị, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết của các tầng lớp nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà.
Phùng SơnTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.