Quảng Ninh: Quyết tâm giữ vững vùng “xanh”, “địa bàn an toàn - ổn định trong trạng thái bình thường mới”

Địa phương
03:01 PM 27/08/2021

Đó là phát biểu nhấn mạnh của đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh trong buổi khai mạc Kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh (kỳ họp chuyên đề) vào sáng ngày 27/8/2021.

Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh Quảng Ninh sẽ thảo luận, quyết định ban hành một số giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới và thông qua một số chính sách đặc thù trên địa bàn tỉnh mục tiêu cao nhất là giữ bằng được vùng "xanh", địa bàn "an toàn - ổn định trong trạng thái bình thường mới". 

Đồng thời ban hành một số văn bản, và chỉ đạo thực hiện phù hợp với thẩm quyền của chính quyền địa phương để hỗ trợ, động viên kịp thời các lực lượng tuyến đầu trực tiếp tham gia phòng chống dịch; hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non và học sinh phổ thông năm học 2021 - 2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19; hỗ trợ lương thực, thực phẩm thiết yếu đối với người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội trong thời gian phải thực hiện cách ly tại khu vực phong tỏa trong tình huống dịch bệnh xảy ra. 

Quảng Ninh: Quyết tâm giữ vững vùng “xanh”, “địa bàn an toàn - ổn định trong trạng thái bình thường mới” - Ảnh 1.

Quang cảnh kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh (Ảnh: Cổng TTĐT Quảng Ninh)

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và trong cả nước, đặc biệt đợt dịch bệnh lần thứ 4 hiện nay và sự xuất hiện của biến chủng Delta đã và đang bùng phát mạnh, lây lan nhanh gây hậu quả nặng nề tại một số tỉnh, thành phố với số người nhiễm, tử vong cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng về tính mạng và sức khỏe nhân dân cũng như sự phát triển KT-XH. 

Yêu cầu cấp thiết là phải ban hành các giải pháp cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, thực hiện  tích cực, chủ động, sáng tạo, nghiêm túc quán triệt, quyết liệt triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Tổng Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh COVID-19 với tinh thần "chống dịch như chống giặc", kiên trì thực hiện phương châm "3 trước", "4 tại chỗ", dự phòng, tích cực, chủ động, từ xa, từ sớm, từ cơ sở; kế thừa, phát huy các giải pháp hiệu quả, phù hợp, các thành quả, bài học kinh nghiệm, cách làm hay, mô hình tốt trong thực tiễn phòng chống dịch từ đầu năm 2020 thời gian qua; kịp thời điều chỉnh phương pháp, cách làm phù hợp với diễn biến mới của dịch bệnh; nâng cao vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy truyền thống "Kỷ luật và Đồng tâm", sự đồng thuận xã hội, sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân và các nguồn lực. 

Đến nay, đã gần 2 tháng không ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng, kiên quyết, kiên cường phấn đấu giữ bằng được vùng "xanh", địa bàn "An toàn - Ổn định - Phát triển trong trạng thái bình thường mới", từng bước thực hiện thành công "mục tiêu kép".

Các ngành, địa phương phải xác định công tác phòng, chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong năm 2021. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng, chống dịch phù hợp với thực tiễn diễn biến và tình hình thực tiễn của địa phương. Chủ động xây dựng và thực hiện các phương án, kịch bản chống dịch ở các quy mô khác nhau. Các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát để kịp thời ngăn chặn và phát hiện sớm nhất mọi nguồn lây nhiễm dịch từ bên ngoài vào trong địa bàn tỉnh từ các đường hàng không, đường bộ, đường biển, đường biên giới, đường mòn, lối mở…

Thực hiện thần tốc truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng và xử lý nhanh gọn, điều trị tích cực, chặn đứng nguồn lây (nếu có) để khóa chặt ca bệnh, dập tắt ổ dịch trong thời gian sớm nhất. Tiếp tục huy động xã hội hóa, triển khai chiến lược truyền thông vắc xin, quỹ vắc xin để mở rộng kế hoạch tiêm vắc xin cho người dân nhằm đạt miễn dịch cộng đồng với lộ trình và thời gian cụ thể.

Phát huy mọi nguồn lực, chủ động, tích cực chuẩn bị về mọi mặt đảm bảo tốt cho công tác phòng, chống dịch. Triệt để tiết kiệm chi ngân sách, thực hiện cắt giảm các khoản chi tiêu chưa cần thiết. Đảm bảo an sinh xã hội, đời sống của nhân dân, triển khai ngay các chính sách hỗ trợ các đối tượng khó khăn trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách hỗ trợ của tỉnh, đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng.

Thời gian tới, theo dự báo của các cơ quan chức năng, dịch bệnh còn diễn biến rất phức tạp, khó kiểm soát, có khả năng kéo dài, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân và ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và những năm tiếp theo. 

Thực hiện Kết luận số 11 ngày 13/7/2021 của Hội nghị Trung ương 3 khóa XIII, Kết luận số 07 ngày 11/6/2021 của Bộ Chính trị, Điện ngày 21/7/2021 của Thường trực Ban Bí thư, Lời kêu gọi phòng, chống đại dịch COVID-19 ngày 29/7/2021 của Tổng Bí thư, Nghị quyết số 30 ngày 28/7/2021 của Quốc hội, Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ,...; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 03/5/2021, Kết luận số 283-KL/TU ngày 03/8/2021 xác định công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, hàng đầu của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và của toàn dân trong giai đoạn hiện nay, là điều kiện tiên quyết để tỉnh Quảng Ninh hoàn thành "mục tiêu kép" trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

Bối cảnh mới đòi hỏi các ngành, các cấp và mọi người dân tỉnh Quảng Ninh càng phải tự lực, tự cường, nâng cao năng lực ứng phó, chuẩn bị sẵn sàng, đáp ứng phù hợp, hiệu quả mọi tình huống diễn biến phức tạp của dịch bệnh; càng không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không để bị động, bất ngờ, lúng túng; chủ động các phương án, kịch bản có tính chiến lược và phù hợp với từng giai đoạn; tập trung thực hiện "mục tiêu kép", vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động của dịch bệnh đến phát triển kinh tế, đời sống nhân dân, trật tự an toàn xã hội; quyết tâm giữ bằng được vùng "xanh", địa bàn "An toàn - Ổn định trong trạng thái bình thường mới".

Hoàng Chiến
Ý kiến của bạn
Sức hút của những lễ hội pháo hoa quốc tế Sức hút của những lễ hội pháo hoa quốc tế

Không đơn thuần mang đến những màn trình diễn ánh sáng ấn tượng trên nền trời, các lễ hội pháo hoa quốc tế còn là “đòn bẩy” kinh tế đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.