Quảng Ninh: Thúc đẩy hoạt động đưa hàng Việt gần hơn với người tiêu dùng

Địa phương
03:12 PM 04/08/2022

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển thương mại điện tử và các kênh thương mại hiện đại, thời gian qua Quảng Ninh đã thực hiện tốt cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" và "đưa hàng về nông thôn phục vụ nhân dân".

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo Sở Công Thương thông tin về kết quả thực hiện cuộc vận động "Đưa hàng về nông thôn phục vụ nhân dân" và "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Theo đó, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với MTTQ, truyền thông, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện các doanh nghiệp làm thương mại để đưa hàng Việt đến với người Việt, đặc biệt với nhân dân tại các vùng sâu vùng xa.

Quảng Ninh: Thúc đẩy hoạt động đưa hàng Việt gần hơn với người tiêu dùng - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Hoài Thương, PGĐ Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh thông tin về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Ông Trương Công Ngàn, Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh nhấn mạnh: "Phải có những cuộc vận động như thế này mới có những thay đổi về nhận thức, hành vi tiêu dùng hướng đến kích cầu sản xuất. Chúng ta muốn không thua trên sân nhà thì việc đầu tiên chúng ta phải nâng cao chất lượng…".

Cũng theo ông Ngàn, Sở Công Thương cần tăng cường nắm bắt xu thế hàng Việt tại Quảng Ninh, cụ thể ở từng khu vực, ở xã, huyện, thành phố khác nhau như thế nào. Cuộc vận động có xu hướng tốt hay đang trững lại để thực hiện tốt hơn nữa cuộc vận động mang nhiều ý nghĩa này. Ngoài ra, cần tăng cường phối hợp với bên Quản lý thị trường trong việc phòng chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhái…

Quảng Ninh: Thúc đẩy hoạt động đưa hàng Việt gần hơn với người tiêu dùng - Ảnh 2.

Hội nghị có sự quan tâm, tham gia của nhiều đơn vị, cơ quan truyền thông, báo chí thường trú, đại diện tại địa bàn Quảng Ninh

Bà Nguyễn Hoài Thương, PGĐ Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã thông tin nhiều điểm tích cực và kết quả đạt được trong hai cuộc vận động nói trên. Bà Thương cho rằng: "Đây là cuộc vận động từ Trung ương, xuất phát từ thực tế thời điểm hàng Việt Nam sản xuất kém chất lượng, chưa đáp ứng được với thị trường. Góp phần thay đổi người tiêu dùng, nhận thức người sản xuất về chất lượng, giá thành đối với sản phẩm hàng Việt. 12 năm vừa qua, giá cả, chất lượng đã thay đổi. Người Việt chuộng hàng Việt không phải mình vận động mà là do chất lượng. Nhiều siêu thị của nhà đầu tư nước ngoài cũng đã góp mặt nhiều hàng Việt. Cuộc vận động có kết quả tương đối toàn diện".

Để hàng Việt "không thua trên sân nhà", Quảng Ninh thời gian qua đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hoá Việt và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong thành phố có các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được người tiêu dùng ưa thích; trọng tâm là thị trường trong nước, đồng thời, mở rộng ra thị trường nước ngoài. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển thương mại điện tử và các kênh thương mại hiện đại, kết hợp hài hoà với hoạt động thương mại, phân phối truyền thống phù hợp tình hình thực tế của từng địa phương. Công khai, minh bạch thông tin liên quan đến tiêu chuẩn, giá cả và nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, hàng hoá Việt.

Quảng Ninh: Thúc đẩy hoạt động đưa hàng Việt gần hơn với người tiêu dùng - Ảnh 3.

Hàng Việt Nam tại các siêu thị có nhà đầu tư nước ngoài đã xuất hiện nhiều hàng Việt Nam có chất lượng

Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, đưa hàng Việt bảo đảm chiếm thị phần tương xứng trong các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố; đa dạng các kênh bán hàng tiện ích, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng; tiếp tục mở rộng các điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, phát triển thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, phân phối và tiêu dùng hàng Việt Nam. Có chính sách bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn thực phẩm; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, củng cố niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ hàng hóa Việt Nam.

Đức Hạnh
Ý kiến của bạn
IMF: Việt Nam thuộc nhóm thị trường mới nổi và nền kinh tế thu nhập trung bình IMF: Việt Nam thuộc nhóm thị trường mới nổi và nền kinh tế thu nhập trung bình

Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) đánh giá Việt Nam không còn là quốc gia thu nhập thấp đang phát triển (LIDC) và đưa vào nhóm thị trường mới nổi và nền kinh tế thu nhập trung bình (EMMIE).