Quảng Trị: Đa dạng hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP
Công tác quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm đạt OCOP được các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đẩy mạnh thực hiện bằng nhiều hình thức tuyên truyền đã góp phần quan trọng trong việc tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm OCOP của tỉnh.
Các sở, ngành đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các chủ thể OCOP như: tổ chức tham gia các hội chợ, hoạt động kết nối cung cầu, các diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản, sàn thương mại điện tử, giới thiệu danh mục sản phẩm OCOP đến các địa phương, các nhà phân phối, tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài nước.
Năm 2022, tiêu biểu có thể kể đến các sự kiện: Tuần lễ kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP Quảng Trị tại siêu thị Co.opmart do Sở Công thương chủ trì, tại sự kiện đã có 26 biên bản ghi nhớ và hợp đồng đã được trực tiếp ký kết, trong đó 23 biên bản ghi nhớ giữa các nhà sản xuất, cung cấp và các nhà phân phối, tiêu thụ; 03 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa Siêu thị Co.opmart Đông Hà và 03 doanh nghiệp đối với 07 sản phẩm. Xây dựng các cửa hàng giới tiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tại các điểm bưu điện tỉnh, huyện... do Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Bưu điện tỉnh thực hiện.
Hội chợ Thương mại quốc tế khu vực Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) - Quảng Trị 2022, hội chợ có sự tham gia của các sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, có hơn 50 biên bản ghi nhớ, hợp đồng kinh tế về hợp tác, làm nhà phân phối, đại lý được ký kết giữa các doanh nghiệp; Hội nghị kết nối cung cầu - Quảng Trị năm 2022, tại Sepon Botique Resort- Thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh. Tại hội nghị đã có 82 cặp kết nối thành công thông qua ký biên bản ghi nhớ hợp tác; xây dựng 01 ấn phẩm quảng bá sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Trị do Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh tổ chức.
Trong năm 2023, thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại đã góp phần thúc đẩy kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP, tăng sự hiện diện của sản phẩm OCOP trên thị trường, đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.
Ngoài ra, các sở, ngành tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ về khoa học - công nghệ, phát triển sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm OCOP. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm OCOP. Qua đó, đưa sản phẩm OCOP "made in" Quảng Trị trở thành hàng hóa có thương hiệu, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Ngọc TúLượng hàng tồn kho bất động sản có dấu hiệu tăng tạo không ít gánh nặng cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh yếu hoặc dùng đòn bẩy tài chính cao.