Quảng Trị: Đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm chất lượng các công trình giao thông trọng điểm
Mới đây, đoàn công tác UBND tỉnh gồm lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương đã đi kiểm tra thực địa việc triển khai thực hiện dự án Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây, tỉnh Quảng Trị - giai đoạn 1 và dự án Đường hai đầu cầu dây văng sông Hiếu - giai đoạn 1.
- Quảng Trị: Tháo gỡ khó khăn trong thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
- Quảng Trị: Tổ hợp nhà đầu tư đề xuất điều chỉnh Dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng
- Quảng Trị: Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII khai mạc kỳ họp thứ 18
- Quảng Trị: Đề xuất đầu tư dự án Tổ hợp Thương mại Chợ Đông Hà ven sông Hiếu
Theo đó, dự án Đường ven biển kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây có tổng mức đầu tư 2.060 tỉ đồng. Dự án có vai trò kết nối và hình thành nên các khu đô thị, khu dịch vụ du lịch ven biển, gắn với khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị. Dự án có tổng chiều dài 55 km đi qua các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và thành phố Đông Hà.
Trong giai đoạn 1, dự án đầu tư tuyến đường dài 48,2 km, trong đó đoạn 1 từ ranh giới tỉnh Quảng Bình, thuộc xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh đến phía Bắc cầu Cửa Việt (huyện Gio Linh) dài 36 km (chưa đầu tư đoạn tuyến qua cầu Cửa Tùng và cầu Cửa Việt dài khoảng 7 km); đoạn 2 từ Cửa Việt đi thành phố Đông Hà dài 12,2 km. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 2.060 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ 2021- 2026.
Ngoài ra, dự án có tổng diện tích đất bị ảnh hưởng phải giải phóng mặt bằng là 212,58 ha; có 2.892 thửa đất của cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng; tổng số hộ phải tái định cư là 183 hộ. Hiện nay, các địa phương đang tiến hành công tác kiểm kê, áp giá bồi thường, xây dựng các phương án tái định cư. Khó khăn, vướng mắc của dự án hiện nay là chưa có mặt bằng để thi công phần đường; công tác kiểm kê tài sản, áp giá và phê duyệt phương án bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng chưa đạt tiến độ yêu cầu. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng, đất trồng lúa chưa được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Nguồn đất đắp cho dự án còn thiếu.
Đối với dự án Đường hai đầu cầu dây văng sông Hiếu nối từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Bà Triệu dài 903m, có tổng mức đầu tư 175 tỉ đồng, trong đó chi phí GPMB là 105,6 tỉ đồng; có 83 thửa đất phải thực hiện tái định cư và giao đất. Công trình đầu tư đồng bộ hạ tầng gồm mặt đường rộng 16 m, vỉa hè, thoát nước, điện chiếu sáng; thời gian thực hiện dự án 2022 - 2026. Đây là Dự án nhằm kết nối đường đầu cầu phía Nam với trung tâm thành phố Đông Hà, phát huy hiệu quả đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại của người ở hai bên bờ sông Hiếu; hình thành tuyến đường huyết mạch kết nối 2 bờ Nam Bắc sông Hiếu, làm động lực phát triển cho thành phố Đông Hà sớm trở thành đô thị loại II.
Đoàn công tác sau khi kiểm tra thực địa và nghe ý kiến của các sở, ngành, địa phương liên quan, đồng chĩ Võ Văn Hưng - Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Đây là những công trình giao thông trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư các dự án khẩn trương triển khai Dự án theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn lao động và an toàn cho người dân, đặc biệt trong mùa mưa lũ. Phấn đấu hoàn thành các công trình vượt tiến độ, hoàn thành trong dịp chào mừng đại hội đảng các cấp.
Tất cả các địa phương phải quyết tâm cao trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Bên cạnh đó, khảo sát các mỏ đất đắp để lập phương án khai thác, phục vụ công trình. Tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ; chủ động xử lý dứt điểm các vướng mắc, khó khăn không để kéo dài; kịp thời báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với địa phương thực hiện các thủ tục về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất trồng lúa để UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Mặt khác, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tỉnh tích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương để triển khai thực hiện một cách đồng bộ; thường xuyên bám sát công trình để kịp thời kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công, nắm bắt được thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện để tham mưu UBND tỉnh có giải pháp tháo gỡ kịp thời; đảm bảo các công trình hoàn thành đúng thiết kế, chất lượng và tiến độ… góp phần từng bước hoàn thiện và phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư.
Ngọc TúBáo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.