Quảng Trị: Đối thoại với doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế
Mới đây, Ban Quản lý Khu kinh tế (QLKKT) tỉnh Quảng Trị đã tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) năm 2022.
- Quảng Trị: Tăng cường liên kết, hợp tác với các đối tác Nhật Bản
- Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Thành cổ Quảng Trị
- Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị hút hơn 2,6 tỷ USD đầu tư vào điện khí từ Nga và Hàn Quốc
- Chân dung vị doanh nhân kín tiếng sở hữu doanh nghiệp muốn đầu tư dự án 5 tỷ USD tại Quảng Trị
- T&T Group và đối tác Hàn Quốc khởi công dự án điện khí 2,3 tỷ USD tại Quảng Trị
Năm 2022, Ban QLKKT tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức các hoạt động nhằm thu hút, hỗ trợ các nhà đầu tư quan tâm đầu tư tại các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh. Từ đầu năm đến nay, ban đã cấp quyết định chủ trương đầu tư theo thẩm quyền 4 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 260,8 tỷ đồng, diện tích đất thuê trên 13,4ha.
Mặc dù tỉnh đã rất nỗ lực nhưng thu hút đầu tư vào KCN, KKT của tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, số lượng dự án đầu tư mới trong năm có tăng cả số lượng và giá trị đăng ký nhưng kết quả triển khai thực hiện còn chậm, nhất là tiến độ đầu tư của các dự án động lực vào KKT Đông Nam.
Cùng với đó, việc phối hợp trong giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến nhiều ngành, đơn vị trong lĩnh vực đất đai, môi trường, xây dựng, quy hoạch thẩm định phòng cháy chữa cháy chưa đồng bộ. Một số kiến nghị của doanh nghiệp chưa được giải quyết dứt điểm. Công tác giải phóng mặt bằng trong xây dựng cơ bản thường gặp khó khăn nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, bên cạnh các dự án tích cực triển khai đúng tiến độ đưa vào hoạt động, vẫn còn nhiều dự án gặp khó khăn, không thực hiện đúng tiến độ, như các dự án trong lĩnh vực chế biến gỗ mỹ nghệ tại KCN Nam Đông Hà, Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng Trường Danh tại KCN Quán Ngang...
Hoạt động sản xuất kinh doanh của một số dự án có quy mô nhỏ, siêu nhỏ chưa thực sự ổn định, dễ chịu tác động của các yếu tố bất ổn của nền kinh tế. Do đó mức tăng trưởng chưa thực sự tương xứng so với kỳ vọng. Một số dự án sử dụng đất sai mục đích, xử lý môi trường chưa triệt để, để xảy ra vi phạm.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp đã trao đổi một số vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đề nghị ngân hàng hỗ trợ lãi suất, giúp doanh nghiệp huy động nguồn vốn để tái sản xuất; mong muốn các sở, ban, ngành đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động; thông tin kịp thời chế độ chính sách về người lao động để doanh nghiệp biết nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động...
Đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã thông tin, giải đáp về vấn đề thuê đất, trả tiền thuê đất thực hiện dự án; thủ tục pháp lý của nhà đầu tư; hoạt động đào tạo, thu hút người lao động.
Lãnh đạo Ban QLKKT tỉnh đề nghị các doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tuyệt đối không vì lợi ích trước mắt mà vi phạm pháp luật.
Đối với những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động, định kỳ hằng tháng các doanh nghiệp cần vừa lồng ghép báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa nêu kiến nghị, đề xuất để Ban QLKKT tỉnh tổng hợp, gửi đến các sở, ban, ngành liên quan. Qua đó, kịp thời tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp có môi trường phát triển.
Trần Hồng HảiTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.