Quảng Trị: Sở NNPTNT triển khai nhiệm vụ năm 2023
Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) tỉnh Quảng Trị đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023.
- Quảng Trị: Dự án do KOICA và Medipeace tài trợ phục vụ cho người khuyết tật
- Quảng Trị: Tổ chức kết nghĩa Đồn biên phòng Việt Nam và Lào
- Quảng Trị: KOICA Việt Nam xúc tiến thực hiện dự án hơn 293 tỷ đồng dành cho người khuyết tật
- Quảng Trị: Đối thoại với doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế
Trong năm 2022, vượt qua những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, ngành nông nghiệp tập trung các giải pháp để thực hiện có hiệu quả các phương án sản xuất theo chỉ đạo của UBND tỉnh và đã đạt được nhiều kết quả: Tăng trưởng lĩnh vực nông lâm thủy sản đạt 1,09%; sản lượng lương thực ước đạt hơn 250.000 tấn; Diện tích lúa chất lượng cao đạt 44.000 ha (trên 80% diện tích gieo cấy); Diện tích sản xuất lúa cánh đồng lớn 12.000 ha, hơn 1.500 ha có liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm; Diện tích trồng mới, tái canh cây công nghiệp dài ngày đạt 169,4 ha; Tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 35.800 tấn; Trồng rừng tập trung 10.100 ha; Tỷ lệ độ che phủ rừng 49,9%.
Dự kiến đến cuối 2022, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh 68,3% và tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao 6,9%.
Do đó, năm 2023, ngành nông nghiệp đặt ra mục tiêu tổng quát tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Huy động tối đa các nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của các địa phương, nâng cao khả năng cạnh tranh của các loại nông sản chủ lực của tỉnh.
Nhanh chóng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững góp phần cải thiện nhanh đời sống người dân nông thôn, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự an toàn trên địa bàn nông thôn, giảm dần khoảng cách nông thôn và thành thị.
Trong đó, mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng ngành 3,5-4%, sản lượng lương thực trên 26 vạn tấn, diện tích lúa chất lượng cao trên 39.000 ha, diện tích liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm các loại cây trồng hơn 1.500 ha; tỷ lệ độ che phủ rừng 49,7-49,8%. Có thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 72,3%, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao 11,8%, nông thôn mới kiểu mẫu 2,9%...
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh: Để triển khai thắng lợi nhiệm vụ năm 2023, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT phát huy tính chủ động, sáng tạo, tổ chức xây dựng hoàn thiện các cơ chế, chính sách, đề án hỗ trợ thúc đẩy phát triển nông nghiệp đã ban hành. Tham mưu, đề xuất công tác quy hoạch ngành tích hợp quy hoạch tỉnh có tầm nhìn dài hạn, các cơ chế chính sách cụ thể cho từng sản phẩm và từng vùng.
Ngoài ra, tập trung chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng, triển khai sản xuất vụ đông xuân 2022-2023 đảm bảo hoàn thành kế hoạch và trong khung lịch thời vụ. Quan tâm công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Tập trung triển khai hiệu quả các đề án, chính sách đã được phê duyệt, đặc biệt là các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bền vững.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng đề nghị, thời gian tới ngành nông nghiệp phải phấn đấu là đơn vị điển hình trong ứng dụng công nghệ để nâng cao giá trị sản xuất. Chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, hiện đại, hướng tới phục vụ du lịch, nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị thu nhập.
Đánh giá, lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh, từ đó có chiến lược phát triển, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp trên từng lĩnh vực hiệu quả để đề xuất nhân rộng, không chạy đua theo phong trào. Trong tổ chức sản xuất phải theo chuỗi liên kết để cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro, không để người nông dân sản xuất đơn độc.
Đặc biệt, đề xuất các cơ chế, chính sách có tầm thay đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp của tỉnh, tránh nhỏ lẻ, manh mún, đẩy mạnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp, chú trọng mối liên kết doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân.
Ngọc TúBộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.