Quảng Trị: Triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm các chương trình mục tiêu quốc gia

Địa phương
10:52 AM 03/04/2023

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Trong 3 tháng đầu năm 2023, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG tỉnh Quảng Trị đã quyết liệt tổ chức thực hiện nhiều giải pháp trong chỉ đạo, điều hành để thúc đẩy tiến độ giao chi tiết kế hoạch vốn và giải ngân nguồn vốn các chương trình MTQG.

Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành 7 Quyết định (không bao gồm các quyết định về phân bổ vốn) và đã trình HĐND tỉnh thông qua 10 Nghị quyết quy định các nội dung liên quan đến 3 Chương trình: Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Tính đến 31/1/2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương năm 2022 của 3 chương trình MTQG là 172,934 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 41,6% kế hoạch giao. Trong đó, Chương trình giảm nghèo đạt 38,6%; Chương trình nông thôn mới đạt 65,8%; Chương trình phát triển kinh tế xã hội dân tộc thiểu số đạt 21,4%.

Trong đó, vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương năm 2022 đã giải ngân 60,356 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 10,67% kế hoạch giao (Chương trình giảm nghèo đạt tỷ lệ 21,6%; Chương trình dân tộc thiểu số và miền núi đạt tỷ lệ 35,7%; Chương trình nông thôn mới đạt tỷ lệ 90%). Kế hoạch vốn năm 2023 được phân bổ là 381,034 tỷ đồng đang triển khai thực hiện thông báo vốn.

Quảng Trị: Tháo gỡ khó khăn và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm các chương trình mục tiêu quốc gia - Ảnh 1.

Quang cảnh hội nghị

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đề nghị các ngành chức năng, địa phương đánh giá rõ nguyên nhân, khả năng phối hợp, năng lực thực hiện, trách nhiệm với công việc. Yêu cầu người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, các huyện, thị xã, thành phố, thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình thực hiện nghiêm các quy định, quy chế phân công để phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị để thực hiện nhiệm vụ.

Sở Tài chính có nhiệm vụ tham mưu, cân đối bố trí vốn đối ứng ngân sách tỉnh thực hiện các chương trình để trình UBND tỉnh phê duyệt. Các địa phương chủ động cân đối, bố trí vốn đối ứng các công trình, dự án thuộc các chương trình từ nguồn vốn phân cấp.

Cùng các cơ quan chủ trì chương trình phối hợp với các cơ quan đơn vị, huyện, thành phố, thị xã xây dựng, trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch thực hiện từng chương trình theo quy định, chủ động rà soát những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai, tổng hợp, đề xuất phương án giải quyết dứt điểm.

Đối với danh mục dự án và công việc đã được giao vốn chi tiết, các ngành chức năng, địa phương cần khẩn trương lên kế hoạch chi tiết về tiến độ thực hiện và giải ngân cho từng công việc của từng dự án theo tiến độ hàng ngày, hàng tuần và nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả. Đôn đốc, theo sát các đơn vị tư vấn, quản lý dự án, thi công trong quá trình thực hiện và giải ngân vốn các dự án. Thực hiện thanh toán ngay khi có khối lượng nghiệm thu, giải ngân số vốn được giao trong năm 2023.

Các cơ quan được giao chủ trì thẩm định đẩy nhanh tiến độ thẩm định các dự án khi nhận được hồ sơ của chủ đầu tư, đảm bảo rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục thuộc lĩnh vực phụ trách theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Ngọc Tú
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.