Quốc hội chính thức thông qua Luật Biên phòng Việt Nam
Chiều 11/11, Quốc hội đã thông qua Luật Biên phòng Việt Nam với 456/462 phiếu tán thành.
Tiếp tục kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIV, chiều 11/11, các đại biểu đã bấm nút biểu quyết thông qua dự thảo luật Biên phòng Việt Nam. Tham gia biểu quyết có 462 đại biểu (95.85%), trong đó, Toàn bộ dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam nhận được 456 phiếu tán thành (94.61%); 4 phiếu không tán thành (0.83%) và 2 phiếu (0.41%) không biểu quyết.
Luật Biên phòng Việt Nam gồm 6 chương; 36 điều quy định về nhiệm vụ biên phòng, lực lượng và phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng; hợp tác quốc tế về biên phòng, lực lượng bộ đội biên phòng; bảo đảm chế độ, chính sách về biên phòng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân thực thi nhiệm vụ biên phòng.
Việc Luật Biên phòng Việt Nam được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới toàn dân rộng khắp, xây dựng nền biên phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở khu vực biên giới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Trước đó, trong chương trình Kỳ họp 10, ngày 21/10, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam và thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật.
Dự án Luật Biên phòng Việt Nam đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV; Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 47. Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này gồm 6 chương, 36 điều, quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng.
Luật Biên phòng Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022. Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng số 02/1997/PL-UBTVQH9 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Xuân BáchTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.