Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 2021 ở mức 6%, nhưng HSBC dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,6% nhờ 3 lý do này!
"Cuộc khủng hoảng trong Covid-19 đã làm nổi bật thế mạnh của Việt Nam như một nền kinh tế và một cơ sở sản xuất linh hoạt, đồng thời tiếp tục cho phép Việt Nam giữ vững vị trí ngôi sao sáng của khu vực", chuyên gia kinh tế của HSBC nhìn nhận.
"Bất chấp những thách thức chưa từng có, Việt Nam đã vượt ra khỏi khủng hoảng dịch bệnh một cách mạnh mẽ", báo cáo ‘Dự báo Kinh tế Châu Á hàng quý’ – Sự phục hồi của HSBC ghi nhận.
Với dân số hơn 95 triệu người, Việt Nam đã xoay sở để san bằng đường cong COVID-19 sớm hơn nhiều và duy trì tổng số ca nhiễm ở quanh mức 1.400 nhờ các nỗ lực ngăn chặn nhanh chóng và hiệu quả của các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, khi có một làn sóng dịch bệnh lần hai quay lại và tồn tại ngắn ngủi vào cuối tháng 7/2020, sự phục hồi của Việt Nam vẫn đang đi đúng hướng.
"Cuộc khủng hoảng đã làm nổi bật thế mạnh của Việt Nam như một nền kinh tế và một cơ sở sản xuất linh hoạt, đồng thời tiếp tục cho phép Việt Nam giữ vững vị trí ngôi sao sáng của khu vực", Yun Liu, chuyên gia kinh tế HSBC, nhìn nhận.
Tăng trưởng GDP 2020 của Việt Nam được HSBC dự báo sẽ ở mức cao nhất Châu Á. Năm 2021, HSBC dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 7,6%. Mục tiêu tăng trưởng GDP 2021 Quốc hội đặt ra là 6%.
Dự báo tăng trưởng của HSBC đặt ra với niềm tin rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhờ vào sự phục hồi được dẫn dắt bởi công nghệ, dòng vốn FDI bền bỉ và nhiều hiệp định thương mại đã được ký kết.
Thực tế, mức dự báo 7,6% này đã thấp hơn mức dự báo của HSBC trước đó. Dự báo trước đó cho tăng trưởng GDP 2021 của Việt Nam là 8,1%. Việc hạ dự báo tăng trưởng do sức đóng góp yếu của ngành du lịch, dự kiến sẽ cần nhiều thời gian hơn để phục hồi.
Mặc dù Việt Nam nổi lên mạnh mẽ từ dịch COVID-19 so với các nước khác, nhưng nền kinh tế của Việt Nam cần hỗ trợ cho những doanh nghiệp và người tiêu dùng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hỗ trợ tài khóa bị hạn chế do tỷ lệ nợ công trên GDP của Chính phủ là 65%. Mặc dù không thể thực hiện các gói kích thích tài khóa lớn, nhưng Việt Nam đã đưa ra một số hỗ trợ có mục tiêu và ngắn hạn trị giá 4,6% GDP vào năm 2020.
Vào giữa tháng 11, Quốc hội đã thông qua gói giải cứu 12 ngàn tỷ đồng cho hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, bao gồm tăng vốn 8 ngàn tỷ đồng và cho vay ưu đãi 4 ngàn tỷ đồng (Nikkei, ngày 17/11/2020). Trong khi đó, Bộ Tài chính Việt Nam cũng đề xuất gia hạn giảm 30% thuế bảo vệ môi trường nhiên liệu bay đến năm 2021, nhằm hỗ trợ hơn nữa lĩnh vực hàng không (Bloomberg, ngày 24/11/2020). HSBC kỳ vọng thâm hụt năm 2021 sẽ cải thiện ở mức 4,6% GDP, đưa nợ công xuống dưới 60% GDP.
Với cơ hội thực hiện các chính sách tài khóa bị hạn chế tại Việt Nam, chính sách tiền tệ đã làm hầu hết các nhiệm vụ nặng nề để thúc đẩy tăng trưởng. Vào ngày 30/9/2020, NHNN đã thông báo cắt giảm 0,5% lãi suất tái cấp vốn hàng năm, có hiệu lực từ ngày 1/10/2020, đưa mức lãi suất tái cấp vốn xuống còn 4%. Tầm quan trọng của việc cắt giảm lãi suất cho thấy NHNN đang khá cấp bách trong bối cảnh mục tiêu tăng trưởng năm 2020 của Chính phủ nằm khoảng 2,5% đến 3%.
Do kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi mạnh mẽ trong những quý tới, HSBC kỳ vọng NHNN sẽ giữ chính sách tiền tệ của mình cho đến quý II.2022, trước khi có thể đưa ra mức tăng lãi suất 0,25% vào quý III.2022, nâng lãi suất tái cấp vốn lên 4,25% đến cuối năm 2022.
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.