Quý 2/2023, doanh thu thuần của Bidiphar tăng 22,8%

Doanh nghiệp
09:18 AM 28/08/2023

Về hoạt động kinh doanh, trong nửa đầu năm 2023, Bidiphar đạt được kết quả tích cực. Doanh thu thuần của DBD trong quý 2 đạt 414 tỷ đồng (tăng 22,8%), động lực tăng trưởng đến từ mảng dược phẩm tự sản xuất.

Thị trường chăm sóc sức khỏe của Việt Nam chiếm 6% GDP, dự báo tăng đến 23,3 tỷ USD vào năm 2025 và 33,8 tỷ USD năm 2030. Trong đó, riêng về thị trường dược phẩm, Việt Nam đang trên đà tăng trưởng với tổng giá trị từ 3,4 tỷ USD năm 2015 lên đến gần 7 tỷ USD năm 2022. FitchSolution dự báo doanh số dược phẩm tại Việt Nam đạt 165 nghìn tỷ trong năm 2023 và 230 nghìn tỷ vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng CAGR 6,8%/năm.

Kênh ETC (bệnh viện) ước tính có mức tăng trưởng 7,5% trong giai đoạn 2023-2027. Kênh OTC (nhà thuốc) ghi nhận tăng trưởng một chữ số trong nửa đầu năm 2023.Theo Fitch Solution, kênh OTC trong 2023 khoảng 39 nghìn tỷ, và vẫn sẽ được duy trì mức tăng trưởng ~6%/năm trong 5 năm tới.

Tại Việt Nam, Công ty CP Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) là một trong những doanh nghiệp đầu ngành dược phẩm. Bidiphar cũng là doanh nghiệp đầu tiên sản xuất thành công thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam.

Lãi đậm của Bidiphar - công ty dược sản xuất thuốc điều trị ung thư đầu tiên tại Việt Nam - Ảnh 1.

Nhà máy sản xuất của Bidiphar được đầu tư theo tiêu chuẩn GMP - EU. Ảnh: TTXVN

Mới đây, sau hơn 4 năm triển khai, đến năm 2022 Bidiphar đã đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất thuốc điều trị ung thư dạng tiêm và đang tiếp tục triển khai đưa dây chuyền sản xuất dạng viên vào hoạt động trong quý 3/2023. Với việc nhà máy này đi vào hoạt động, từ năm 2022, toàn bộ hoạt động sản xuất thuốc điều trị ung thư tại cơ sở 498 Nguyễn Thái Học (Phường Quang Trung, TP. Quy Nhơn, Bình Định) đã được Bidiphar chuyển sang sản xuất ở nhà máy công nghệ cao này.

Nhà máy sản xuất của Bidiphar được đầu tư theo tiêu chuẩn GMP – EU như: Hệ thống điều khiển và thu thập dữ liệu (SCADA) trung tâm để kiểm soát toàn bộ hoạt động sản xuất, truy xuất dữ liệu sản xuất, phân tích xu hướng nhằm đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong quá trình sản xuất; Hệ thống công nghệ cách ly (isolator); Hệ thống rửa – tiệt trùng tự động (CIP/SIP); …

Năm 2018, cổ phiếu của công ty chính thức niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, với mã chứng khoán DBD.

Không chỉ đối với thuốc điều trị ung thư, Bidiphar đang tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc với các dạng bào chế khác nhau theo tiêu chuẩn GMP – EU. Với tiêu chuẩn này, Bidiphar mong muốn mang đến cho cộng đồng những sản phẩm an toàn, hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe, đồng thời hướng đến xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Về hoạt động kinh doanh, trong nửa đầu năm 2023, Bidiphar đạt được kết quả tích cực. Doanh thu thuần của DBD trong quý 2 đạt 414 tỷ đồng (tăng 22,8%), động lực tăng trưởng đến từ mảng dược phẩm tự sản xuất. Các sản phẩm chủ lực như thuốc ung thư, kháng sinh và dung dịch lọc máu đều có mức tăng trưởng hai chữ số (dưới 15%). Trong đó, thuốc kháng sinh có tốc độ tăng trưởng cao nhất 44% do các dịch bệnh như COVID-19, thủy đậu, tay chân miệng... bắt đầu bùng phát từ tháng 4.

Biên lãi gộp của công ty đạt 49,7%, giảm nhẹ so với quý 1 và đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái do tỷ trọng các sản phẩm chủ lực trong quý 2 giảm so với quý 1 (biên lợi nhuận gộp các sản phẩm chủ lực đều dưới 53%, cao hơn biên lợi nhuận của các sản phẩm khác là khoảng 50%). Công ty nỗ lực duy trì mức biên lãi gộp cao trong 6 tháng cuối năm nhờ đã chốt giá nguyên liệu sản xuất sản phẩm chủ lực đến hết năm 2023.

Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 17% (chủ yếu là tăng lương cơ bản nhân viên và chi phí dịch vụ mua ngoài). Tuy nhiên, tỷ trọng chi phí hoạt động/doanh thu thuần giảm 1,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ. Kết quả là lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 21%, đạt 71,8 tỷ đồng.

Tỷ lệ đòn bẩy D/E ~8,1% trong Q2/2023, ở mức trung bình so với các doanh nghiệp cùng ngành. Tỷ lệ Nợ vay/Tổng tài sản của DBD là 5,8%. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 52%, nợ dài hạn chiếm 48%. Nợ ngắn hạn ~57 tỷ, tăng ~2,5 lần với cuối năm 2022 do tăng nhập khẩu nguyên liệu từ nhà cung cấp để phục vụ sản xuất cho 2H2023 và chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong tháng 4/2023.

"Chúng tôi đánh giá tình hình tài chính của DBD ở mức tốt với chỉ số thanh toán hiện hành chỉ ở mức 2,9 lần và chỉ số chi trả lãi vay (EBITDA/(Lãi vay+Nợ ngắn hạn)) ở mức khoảng 5,6 lần", báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán Bảo Việt nhận định.

Vòng quay vốn lưu động duy trì ổn định từ giai đoạn 2019-2022, giúp dòng tiền hoạt động kinh doanh của công ty luôn dương và tăng dần qua các năm. Cuối năm 2022, dòng tiền hoạt động kinh doanh của DBD tăng 41%. Đến cuối quý 2/2023, do công ty tái đánh giá một số dây chuyển sản xuất nên phải sản xuất trước để trữ hàng khiến lượng hàng tồn kho ở cuối quý 2 tăng 54% so với đầu năm và thời gian tồn kho bình quân từ 163 ngày tăng lên 196 ngày.

Biên lãi gộp của công ty trong năm nay ước tính ở mức 52%, đạt 933 tỷ đồng nhờ khả năng cung ứng nguyên vật liệu ổn định giúp giá nguyên vật liệu đầu vào. Công ty đã chốt giá nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm chủ lực đến hết năm 2023, còn với các sản phẩm không chủ lực chốt giá nguyên liệu đến hết quý 3/2023. Ước tính giá nguyên vật liệu trung bình 2023 tăng 5-7% so với 2022 trong khi đó giá một số loại thuốc tăng ở mức hai chữ số.

Thanh Thủy
Ý kiến của bạn
Giá chung cư tại Hà Nội tăng khoảng 38% so với năm 2019 Giá chung cư tại Hà Nội tăng khoảng 38% so với năm 2019

Giá căn hộ chung cư tại Hà Nội đầu năm 2024 đã tăng. 38% so với năm 2019. Thậm chí, những dự án chung cư đã đi vào sử dụng 5 - 10 năm, những nhà tập thể cao tầng cũ cũng được đẩy giá lên cao