Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Cao Bằng: Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững

Địa phương
05:30 PM 16/12/2020

Sau hơn 8 năm thành lập và hoạt động, Quỹ BV&PTR tỉnh Cao Bằng đã ngày càng phát huy vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc huy động tối đa các nguồn lực của xã hội cho công tác BV&PTR bền vững.

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Cao Bằng:
Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững - Ảnh 1.

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh Cao Bằng được thành lập theo Quyết định số 1652/QĐ-UBND ngày 05/11/2012 của UBND tỉnh Cao Bằng. Đây là Quỹ tài chính được tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cao Bằng. Các thành viên tham gia hoạt động Quỹ đều kiêm nhiệm. Ban Điều hành, bộ phận nghiệp vụ Quỹ là công chức Chi cục Kiểm lâm tỉnh.

Tổ chức và hoạt động của Quỹ tuân thủ theo các quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ. Năm 2019, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đã sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14.

Hệ thống chi trả của Quỹ BV&PTR tỉnh Cao Bằng được phân định như sau: Quỹ tỉnh thực hiện chi trả tiền cho chủ rừng qua ngân hàng với hình thức thông qua hợp đồng ủy nhiệm chi với Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Cao Bằng (Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT các huyện thực hiện chi trả tiền mặt cho chủ rừng tại các UBND xã). Hiện nay, bộ máy hoạt động của Quỹ và hệ thống chi trả đang vận hành đáp ứng nhiệm vụ của Quỹ, các hoạt động được triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Cao Bằng:
Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững - Ảnh 2.

hính sách chi trả DVMTR đang thực sự phát huy hiệu quả, giúp người dân cải thiện đời sống và nâng cao trách nhiệm của chủ rừng.

Theo đánh giá của Ban Điều hành Quỹ, sau hơn 8 năm thành lập và hoạt động, Quỹ BV&PTR tỉnh Cao Bằng đã ngày càng phát huy vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc huy động tối đa các nguồn lực của xã hội cho công tác BV&PTR bền vững. Việc thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR đang thực sự phát huy hiệu quả trong việc giúp người dân ngày càng gắn bó với rừng và xóa đói giảm nghèo, thậm chí làm giàu từ rừng. 

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Cao Bằng:
Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững - Ảnh 3.

Chính sách chi trả DVMTR đã cải thiện đời sống của người dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ rừng. Qua đó đã huy động được một nguồn lực lớn cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng một cách thường xuyên, đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự xã hội ở các địa bàn dân cư.

Theo báo cáo của Quỹ BV&PTR tỉnh Cao Bằng, kết quả huy động các nguồn thu trong năm 2020 của Quỹ như sau: Số phải thu là 30.302.653.000 đồng (trong đó Quỹ Trung ương điều phối là 21.418.568.000 đồng, thu các nhà máy thủy điện nội tỉnh là 8.388.910.000 đồng, thu tiền nước sạch là 396.896.000 đồng, lãi ngân hàng là 35.279.000 đồng). 

Số đã thu là 15.823.515.000 đồng (trong đó Quỹ Trung ương điều phối là 8.784.905.000 đồng, thu các nhà máy thủy điện nội tỉnh là 6.706.435.000 đồng, thu tiền nước sạch là 296.896.000 đồng, lãi ngân hàng là 35.279.000 đồng). Số còn phải thu là 14.479.138.000 đồng (trong đó Quỹ Trung ương điều phối: 12.696.663.000 đồng, thu các nhà máy thủy điện nội tỉnh: 1.682.475.000 đồng, thu tiền nước sạch: 100.000.000 đồng).

Về nguồn tiền năm 2019: Tổng chi là 18.308.660.000 đồng, trong đó Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng: 351.581.000 đồng, Công ty TNHH Lâm nghiệp: 98.762.000 đồng, tổ chức: 26.376.000 đồng, các hộ gia đình, cộng đồng dân cư, thôn: 14.334.692.000 đồng, chi cho UBND xã: 3.497.249.000 đồng. Nguồn tiền năm 2020: Đã chi 2.189.825.000 đồng, tạm ứng cho chủ rừng năm 2020: 768.4000.000 đồng, chi hoạt động quản lý: 1.421.425.000 đồng.

Về kết quả triển khai chi trả tiền DVMTR không dùng tiền mặt: Để đảm bảo tính công khai minh bạch, an toàn nguồn kinh phí, chi trả kịp thời, đúng đối tượng. Năm 2019, Quỹ tỉnh đã triển khai thực hiện chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng qua ngân hàng cho các chủ rừng (gồm; chủ rừng là tổ chức, UBND xã, hộ gia đình, cộng đồng), có 12.733 chủ rừng được chi trả. 89 chủ rừng là tổ chức và UBND các xã có số tiền được chi trả DVMTR trên 1 triệu đồng/năm, Quỹ tỉnh chuyển tiền vào tài khoản của tổ chức, UBND xã (gồm: 80 UBND xã, 1 Ban Quản lý rừng đặc dụng, 1 Công ty lâm nghiệp, 01 khu bảo tồn, 6 tổ chức). 12.644 hộ gia đình cá nhân, cộng đồng được chi trả qua Ngân hàng NN&PTNT.

Hiện nay Quỹ đã ký được 14 hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR, trong đó 13 hợp đồng thủy điện, 1 hợp đồng với cơ sở sản xuất nước sạch. Đã triển khai thực hiện rà soát các cơ sở sản xuất nước công nghiệp và nuôi trồng thủy sản tuy nhiên chưa triển khai thu tiền, vì các cơ sở sản xuất nước công nghiệp và nuôi trồng thủy sản là của hộ gia đình quy mô nhỏ lẻ, doanh thu thấp, một số cơ sở đã tạm ngừng hoạt động...

Chi trả DVMTR là một chính sách mới và đúng đắn, thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác BV&PTR. Quỹ BV&PTR tỉnh Cao Bằng đã từng bước đi vào hoạt động ổn định và thu được những kết quả tích cực. Bộ máy của Quỹ luôn được kiện toàn, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao. Tình hình vi phạm các quy định về phòng chống cháy rừng vẫn còn xảy ra. Tuy nhiên diện tích thiệt hại không nhiều. Cụ thể năm 2020 xảy ra 05 vụ cháy rừng, phá rừng; diện tích thiệt hại 2,483 ha. Chủ rừng đã kịp thời chữa cháy rừng không để cháy lan rộng.

Chi trả DVMTR cũng đã góp phần cải thiện sinh kế cho trên 12.600 hộ gia đình, cá nhân là chủ rừng (trong đó hộ đồng bào chiếm 90% khoảng 11.379 hộ). Số tiền DVMTR các chủ rừng được nhận năm 2019 là 7.020.391.000 đồng. Các hộ gia đình sử dụng tiền DVMTR để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, mua thêm cây giống trồng rừng và nâng cao đời sống cho gia đình, mua sắm vật dụng gia đình, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Năm 2020, mặc dù Ban Điều hành Quỹ đã chủ động tham mưu cho Sở NN&PTNT tỉnh Cao Bằng thực hiện các chính sách và đã thu được một số kết quả nhất định, được các chủ rừng và chính quyền cơ sở hưởng ứng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Tiêu biểu như, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên thời gian hoàn thành chi trả DVMTR năm 2019 chậm so với kế hoạch phê duyệt. 

Hiện nay còn 02 nhà máy thủy điện nhỏ nội tỉnh chưa nộp đủ số tiền DVMTR theo bản kê khai, gồm: Nhà máy thủy điện Bản Rạ (Công ty CP Thủy điện Đông Bắc) còn nợ 3.079.469.000 đồng; nhà máy thủy điện Thoong Cót 2, Thân Giáp (Công ty TNHH Trường Minh) còn nợ 1.821.409.000 đồng) nên Quỹ gặp khó khăn trong việc chi trả tiền cho chủ rừng. Hơn nữa, việc triển khai thực hiện trồng rừng thay thế cũng gặp khó khăn, do diện tích trống đề trồng rừng phòng hộ rất nhỏ lẻ manh mún, địa hình dốc đi lại khó khăn.

Để công tác BV&PTR đạt hiệu quả, Ban Điều hành Quỹ xác định sẽ cần có thêm những chế tài để các chủ đầu tư nhà máy thủy điện nghiêm túc thực hiện việc chi trả DVMTR; đồng thời tham mưu tạm ngừng cấp phép đầu tư, xây dựng dự án mới đối với các chủ đầu tư dự án còn nợ đọng tiền DVMTR. 

Trong thời gian tới, Quỹ BV&PTR tỉnh Cao Bằng cũng sẽ quyết tâm đảm bảo nguồn thu ổn định cũng như thực hiện tốt chi trả DVMTR, trồng rừng thay thế cho các đối tượng thụ hưởng nhằm huy động tối đa nguồn lực xã hội cho công tác BV&PTR.

Trung Kiên
Ý kiến của bạn
Hôm nay, hai sân bay lớn nhất nước dự kiến đón khoảng 200.000 lượt khách Hôm nay, hai sân bay lớn nhất nước dự kiến đón khoảng 200.000 lượt khách

Trong ngày hôm nay (1/5), ngày cuối của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, theo thống kê của Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất, hai sân bay lớn nhất cả nước dự kiến đón khoảng hơn 200.000 lượt hành khách thông qua cảng.