Quy định chặt chẽ, hạn chế tối đa các ‘lỗ hổng’ trên TTCK

Đầu tư và Tiếp thị
07:42 AM 12/09/2022

Khép lại phiên giao dịch ngày 9/9/2022, VN-Index tăng 14,18 điểm (1,15%) đạt 1.248,78 điểm, HNX-Index tăng 2,48 điểm (0,88%) lên 284,63 điểm.

Khối lượng giao dịch sàn HOSE đạt hơn 586 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 13.800 tỷ đồng. Con số này thấp hơn phiên hôm qua thấp hơn ngày hôm qua khoảng 615 tỷ đồng. Toàn sàn có 281 mã tăng giá, 176 mã giảm giá và 82 mã đứng giá.

HNX-Index tăng 2,48 điểm lên 284,63 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 73,1 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 1.427,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 97 mã tăng giá, 86 mã giảm giá và 63 mã đứng giá.

UPCOM-Index tăng 0,33 điểm lên 90,64 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 64,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 623,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 190 mã tăng giá, 149 mã giảm giá, 97 mã đứng giá.

Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ thị các đơn vị trong ngành chủ động nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giải quyết triệt để các vấn đề, ngăn chặn các hành vi lợi dụng chính sách trên thị trường chứng khoán.

Ngày 6/9, Bộ Tài chính thông tin về việc Bộ trưởng Hồ Đức Phớc có chỉ thị việc tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn, ổn định thị trường chứng khoán.

Ông Phớc đề nghị các đơn vị chủ động nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giải quyết triệt để các vấn đề, ngăn chặn các hành vi lợi dụng chính sách, hạn chế tối đa các lỗ hổng chính sách tạo cơ hội cho các hành vi vi phạm...

Rà soát các quy định pháp lý

Những tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động bất thường. Do đó, Bộ Tài chính đã chỉ đạo, yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các dấu hiệu bất thường trên thị trường nhằm kịp thời phát hiện và xử lý đồng thời khẩn trương chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để phối hợp xác minh, điều tra, xử lý theo quy định các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Theo đó, người đứng đầu cơ quan tài chính yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với các đơn bị trong ngành rà soát tổng thể Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn để đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định mới phù hợp với sự phát triển của thị trường, hạn chế nguy cơ gây mất an ninh, an toàn của thị trường, bảo vệ doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, các đơn vị thực hiện rà soát quy định về phát hành chứng khoán riêng lẻ tại Luật Doanh nghiệp để kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cũng như tham mưu nâng cao điều kiện thành lập quỹ tài chính.

Thời hạn, các đơn vị trong ngành tổng hợp và trình Lãnh đạo Bộ trước ngày 30/9 để báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định.

Kiểm tra hoạt động cơ cấu vốn

Về phía điều hành thị trường, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán, các Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tăng cường giám sát việc tuân thủ nghĩa vụ của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, thành viên giao dịch.

Bên cạnh đó, các đơn vị thẩm định chặt chẽ các hồ sơ đăng ký niêm yết/đăng ký giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp, chú trọng chất lượng, đảm bảo tính chính xác của hồ sơ. Đặc biệt là lưu ý các công ty có hiện tượng tăng vốn nhanh và các công ty mới thành lập, doanh thu chưa tương xứng với quy mô vốn, chưa có sản phẩm, định hướng kinh doanh rõ ràng...

Mặt khác, các đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra toàn diện hoạt động của các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán, của các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ niêm yết.

"Kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tùy theo mức độ vi phạm đồng thời có biện pháp xử phạt nghiêm khắc. Trên cơ sở đó, các đơn vị khẩn trương chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra đối với các hành vi cố tình vi phạm, tiến hành lừa đảo, chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư," Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán chủ động thanh tra, giám sát việc phát hành tăng vốn của các công ty đại chúng, niêm yết trên sàn chứng khoán, phối hợp các Sở giao dịch chứng khoán tăng cường hơn nữa việc công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, kịp thời cảnh báo nhà đầu tư về các hiện tượng bất thường trên thị trường. Các Sở cần có cơ chế công bố thông tin, phân tích về hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp có mã chứng khoán đang được giao dịch bất thường, đột biến.

Ngoài ra, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng yêu cầu các đơn vị tổng hợp, đề xuất với Ngân hàng Nhà nước các giải pháp giám sát chặt chẽ quá trình tăng vốn, góp vốn của các công ty đại chúng để đảm bảo hoạt động này diễn ra nghiêm túc, thực chất, hạn chế tối đa tình trạng tăng vốn ảo, chuyển tiền lòng vòng, tiền thu được từ quá trình thay đổi cơ cấu vốn sử dụng không đúng mục đích đăng ký. Các đơn vị phải giám sát chặt chẽ hiện tượng chủ doanh nghiệp hoặc các cổ đông chi phối lợi dụng vai trò điều hành doanh nghiệp rút lại khoản tiền đi vay khi thực hiện nghĩa vụ góp vốn...

Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị chức năng trong ngành thực hiện nghiêm Chỉ thị này. Trong quá trình triển khai, chủ động và khẩn trương báo cáo Lãnh đạo Bộ Tài chính các vướng mắc phát sinh để có giải pháp kịp thời, không để chậm trễ tiến độ công việc. Do đó, các đơn vị tập trung tối đa nguồn lực, triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp, biện pháp tại tất cả các khâu quản lý, giám sát, đảm bảo thị trường chứng khoán hoạt động minh bạch, hiệu quả.

Chia sẻ thêm về vấn đề minh bạch của thị trường, với góc độ là 1 doanh nghiệp, một nhà đầu tư nước ngoài, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo có nhấn mạnh.

"Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."

Về thị trường trái phiếu

Cố tình "lách luật"

Qua công tác quản lý, giám sát, Bộ Tài chính cho biết vẫn còn các rủi ro gắn với từng chủ thể tham gia trên thị trường như: Một số doanh nghiệp đẩy mức lãi suất phát hành trái phiếu lên cao để huy động vốn dù tình hình tài chính còn yếu. Thêm vào đó, nhiều nhà đầu tư cá nhân cố tình vi phạm để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp để mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hoặc góp vốn thông qua hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo pháp luật dân sự.

Mặt khác, một số tổ chức cung cấp dịch vụ chưa tuân thủ quy định pháp luật, hợp thức hóa hồ sơ chào bán hoặc chào mời không đúng đối tượng nhà đầu tư đối với trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Thông điệp từ Bộ Tài chính khẳng định rủi ro lớn nhất trên thị trường hiện nay đến từ các nhà đầu tư cá nhân thiếu khả năng phân tích, đánh giá nhưng vẫn tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp.

Gia tăng khuyến nghị

Trước những rủi ro, Bộ Tài chính tiếp tục đưa ra những khuyến nghị đối với các nhà đầu tư cá nhân, cần cân nhắc kỹ trước khi tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp.

Cụ thể, nhà đầu tư lưu ý trái phiếu doanh nghiệp không phải là hình thức tiền gửi ngân hàng. Về cơ bản, loại hình huy động vốn này do doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ. Do đó, nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro khi doanh nghiệp không đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trái phiếu.

Một điểm nữa, cơ quan chức năng khuyến nghị khi được giới thiệu mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, nhà đầu tư phải ghi nhớ các quy định của pháp luật. cụ thể chỉ cho phép nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được mua (nếu nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp thì không được mua loại trái phiếu này).

Về các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối chào mời mua trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài nhấn mạnh các đơn vị này chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành, vì vậy họ sẽ không chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành.

Hơn nữa, việc bảo lãnh phát hành trái phiếu không phải là bảo lãnh thanh toán trái phiếu. Nhà đầu tư cần hiểu việc bảo lãnh phát hành là tổ chức bảo lãnh có cam kết với doanh nghiệp phát hành để phân phối số trái phiếu cần phát hành và không có bất kỳ nghĩa vụ nào với nhà đầu tư. Đối với bảo lãnh thanh toán, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu kỹ phạm vi bảo lãnh (bảo lãnh thanh toán gốc, lãi hay chỉ một phần gốc, lãi và nhà đầu tư sẽ phải chịu rủi ro đối với phần còn lại).

Tài sản đảm bảo đa dạng

Không chỉ có vậy, phía Bộ Tài chính cho biết tài sản đảm bảo của trái phiếu doanh nghiệp hay các khoản vay tín dụng hiện có nhiều loại, như nhà đất, cổ phần, cổ phiếu, các chương trình, dự án đầu tư...

Trên thị trường trái phiếu riêng lẻ, tài sản đảm bảo phần lớn là bất động sản và các chương trình, dự án, chứng khoán hoặc kết hợp các loại tài sản (bất động sản, chứng khoán). Và, thông tin về tài sản đảm bảo được các doanh nghiệp phát hành nêu tại bản công bố thông tin, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về điều kiện của tài sản đảm bảo, chất lượng, giá trị của tài sản đảm bảo và các kết về bảo đảm của doanh nghiệp phát hành.

Đặc biệt các nhà đầu tư cần lưu đối với các tài sản đảm bảo là các dự án và tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu. Trong trường hợp thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản có biến động, giá trị tài sản đảm bảo có thể bị sụt giảm và không đủ để thanh toán gốc, lãi trái phiếu.

Với những lưu ý trên, Bộ Tài chính nhắc nhở các nhà đầu tư cá nhân trước khi tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp cần tự đánh giá bản thân phải có đủ năng lực để đánh giá được đầy đủ rủi ro khi đầu tư vào thị trường. Nhà đầu tư không nên mua trái phiếu thông qua chào mời mà không tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu hoặc chỉ mua trái phiếu vì lãi suất cao.

Ngoài ra, nhà đầu tư phải rất cẩn trọng với các hình thức chào mời thông qua việc ký kết "Hợp đồng đầu tư trái phiếu" với các tổ chức (công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp khác) theo hình thức thỏa thuận dân sự không được coi là chủ sở hữu trái phiếu hoặc theo các hình thức đầu tư khác không rõ ràng theo quy định của pháp luật là hết sức rủi ro, dẫn đến việc có thể bị mất tiền và không được pháp luật bảo vệ.

Mọi hành vi "lách" các quy định của pháp luật để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp không chỉ khiến nhà đầu tư chịu nhiều rủi ro, tổn thất khi mua trái phiếu (có thể mất toàn bộ tiền đầu tư) mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện thanh kiểm tra để xử lý nghiêm minh những hành vi lách quy định này của pháp luật

Thông tin khả quan cho các nhà đầu tư: Giao dịch lô lẻ chính thức được triển khai từ ngày 12/9/2022

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), giao dịch chứng khoán lô lẻ sẽ chính thức được triển khai từ thứ Hai, ngày 12/9/2022 tới đây.

Theo HOSE, nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch chứng khoán lô lẻ của nhà đầu tư, trong thời gian qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đã phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hệ thống thông tin FPT nâng cấp và thử nghiệm toàn thị trường chức năng giao dịch chứng khoán lô lẻ.

Sau thời gian thử nghiệm hệ thống, tất cả các công ty chứng khoán báo cáo thử nghiệm đạt yêu cầu và cam kết sẵn sàng triển khai.

Trên cơ sở đó, được sự chấp thuận của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, HOSE sẽ chính thức triển khai giao dịch chứng khoán lô lẻ từ thứ Hai.

Giao dịch chứng khoán lô lẻ được áp dụng đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF và chứng quyền. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh giao dịch có khối lượng từ 1-99 chứng khoán.

Việc đặt lệnh giao dịch chứng khoán lô lẻ qua công ty chứng khoán tương tư như giao dịch chứng khoán lô chẵn.

Theo nhận định của HOSE, việc áp dụng giao dịch chứng khoán lô lẻ sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư chủ động trong việc đặt lệnh mua-bán, như dễ dàng bán những chứng khoán lô lẻ còn lại trong tài khoản hoặc mua thêm chứng khoán lô lẻ cho tròn một lô giao dịch (lô chẵn), giảm bớt sự phụ thuộc vào các công ty chứng khoán.

Để giao dịch chứng khoán lô lẻ được diễn ra hiệu quả, HOSE cũng khuyến nghị nhà đầu tư cần trang bị các thông tin về quy định giao dịch chứng khoán lô lẻ.

Chẳng hạn, nhà đầu tư không được giao dịch chứng khoán lô lẻ trong ngày giao dịch đầu tiên của chứng khoán mới niêm yết; Giao dịch chứng khoán lô lẻ hoàn toàn tách biệt với giao dịch chứng khoán lô chẵn, các lệnh giao dịch chứng khoán lô lẻ chỉ được khớp với nhau và không được khớp với lệnh chứng khoán lô chẵn; Nhà đầu tư chỉ được sử dụng lệnh giới hạn đối với giao dịch chứng khoán lô lẻ.

Việc sửa, hủy lệnh giao dịch chứng khoán lô lẻ theo quy tắc tương tự như giao dịch chứng khoán lô chẵn; Giá khớp của chứng khoán giao dịch lô lẻ không được sử dụng để tính chỉ số.

Bàn về cơ hội kinh doanh trên thị trường chứng khoán hiện nay, mã PGT trên sàn HNX là 1 gợi ý đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Xét về khía cạnh cả về cổ phiếu và trái phiếu, PGT Holdings (HNX: PGT) hiện nay đóng góp như 1 bệ đỡ nền tảng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Cụ thể, PGT Holdings sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam.tôi tin chắc rằng PGT sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.

Cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.

photo-1662907056654

Đối với thị trường trong nước, PGT với tư cách là nhà tư vấn tài chính doanh nghiệp chiến lược sẽ liên kết với các công ty chứng khoán , công ty luật, cũng như công ty kiểm toán chuyên về lĩnh vực hỗ trợ các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Ngoài ra, đối với thị trường nước ngoài, PGT tập trung vào thị trường Mỹ (Nasdaq), và PGT có đội ngũ chuyên gia am hiểu thị trường này nên có thể hỗ trợ chính sách vốn bằng nguồn vốn nước ngoài, từ đó cấp vốn cho các công ty Việt Nam. Chúng tôi hỗ trợ các mối quan hệ với các nhà đầu tư thông qua IR, PR, v.v.."

photo-1662907058642

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 9/9/2022, mã PGT trên sàn HNX đang giao dịch trong khoảng giá 5,400 – 10,000 VNĐ.

Do đó mã PGT chính là một gợi ý tiềm năng để giải ngân trong dài hạn.

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings (HNX: PGT) có tiền thân là Công ty Taxi Sài Gòn Petrolimex được thành lập dựa trên vốn góp của các công ty thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31,8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT Holdings ghi nhận là 92 tỷ đồng.

Năm 2016, PGT Holdings thành lập 1 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát kinh doanh trong lĩnh vực chính là cung ứng nguồn lao động. Và công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Năm 2021, Vĩnh Đại Phát hoàn tất việc mua lại Công ty mỹ phẩm Hồng Xinh.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
12 đối tượng được miễn thu tiền qua phà từ 1/1/2025 12 đối tượng được miễn thu tiền qua phà từ 1/1/2025

Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.