Quý I/2024, thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc đạt hơn 42 tỷ USD

Xuất nhập khẩu
11:09 AM 08/04/2024

Bất chấp bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm, thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt. Quý I/2024, thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc đạt hơn 42 tỷ USD.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tiếp đà hồi phục của cuối năm 2023, quý I/2024, thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục đà tăng trưởng cao, đạt hơn 42 tỷ USD, trong đó, nước ta xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 12,68 tỷ USD, tăng 5,2% (cùng kỳ năm 2023 giảm 10,2%); nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 29,4 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 14,6%).

Năm 2023, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch 2 chiều lên tới 171,9 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt trên 61 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2022 (tương ứng tăng thêm 3,5 tỷ USD). Trong đó, có 12 nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường này đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.

Tăng trưởng xuất khẩu ở thị trường Trung Quốc là điểm sáng trong xuất khẩu của cả nước trong bối cảnh xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm.

Quý I/2024, thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc đạt hơn 42 tỷ USD- Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Còn theo số liệu của hải quan Trung Quốc, kim ngạch 2 chiều trong năm 2023 lên đến 229,8 tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 4,8%.

Là đối tác thương mại lớn nhất, Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác lớn thứ 5 của Trung Quốc trên thế giới (sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, LB Nga).

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước luôn duy trì đà phát triển mạnh mẽ. Trước những biến động và thách thức phức tạp của thế giới, việc duy trì được đà phát triển này là không hề đơn giản.

Gần đây, Trung Quốc liên tục gia tăng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam. Hiện, Trung Quốc đang xem xét các thủ tục mở cửa thị trường cho nhiều loại nông thủy sản cho Việt Nam, trong đó có trái dừa tươi, rau quả đông lạnh, hoa quả có múi, bơ, na, roi... Các mặt hàng khác như dược liệu đông y có nguồn gốc thực vật, thịt bò, thịt heo, sản phẩm từ gia súc, gia cầm cũng được nước láng giềng tạo điều kiện nhập khẩu.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.