Quy luật cung - cầu và nguyên nhân giá cổ phiếu tăng giảm?
Mọi diễn biến trên thị trường chứng khoán đều vận hành theo những quy luật nhất định. Nếu không hiểu rõ, nhà đầu tư dễ mất tiền một cách vô nghĩa do sự thiếu hiểu biết của chính mình.
Giá cổ phiếu tăng hay giảm do đâu?
Quy luật cung - cầu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán khiến giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường biến động mạnh. Quy luật này cũng là lăng kính thể hiện tâm lý nhà đầu tư qua sự thay đổi của giá các mã cổ phiếu mà đôi khi không liên quan nhiều đến định giá.
Ngoài những yếu tố khách quan như sự hào hứng của nhà đầu tư, thị trường chung tăng hoặc doanh nghiệp nằm trong nhóm ngành hưởng lợi, giá cổ phiếu cũng được thúc đẩy bởi các yếu tố nội tại của doanh nghiệp như lợi nhuận, doanh thu hay triển vọng phát triển trong tương lai…
Theo các chuyên gia chứng khoán có 3 lý do chính khiến giá cổ phiếu thay đổi:
Một là tác động của vĩ mô và các sự kiện bất ngờ: Giá cổ phiếu có thể trượt dốc nếu doanh nghiệp thuộc nhóm ngành kém hấp dẫn, kết quả kinh doanh thua lỗ hoặc nền kinh tế hứng chịu những sự kiện bất ngờ. Lúc này, giá cổ phiếu thường lao dốc nhanh, nhà đầu tư bán tháo để bảo toàn nguồn vốn. Điển hình gần đây nhất hồi cuối tháng 10, cổ phiếu TDH bị đưa vào diện cảnh báo với lý do liên quan đến việc doanh nghiệp bị truy thu thuế và lỗ ròng hơn 363 tỉ đồng trong năm 2020, đồng thời lỗ lũy kế đến hết năm 2020 gần 143 tỷ đồng. Dù giá lên hay xuống, nguyên lý cung cầu luôn phản ánh tâm lý của nhà đầu tư một cách trực diện và chuẩn xác.
Hai là tác động của doanh nghiệp: Cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đều mong muốn giá cổ phiếu tăng. Các công ty có thể chủ động đẩy giá cổ phiếu bằng những thủ thuật như giảm nguồn cung cổ phiếu thông qua mua lại cổ phần (buybacks). Lúc này, số lượng cổ phiếu (cung) hiện hành trong thị trường giảm, trong khi cầu giữ nguyên dẫn đến giá cổ phiếu tăng.
Một ví dụ minh họa: kể từ tháng 8, cổ phiếu "họ Louis" trở thành mối quan tâm lớn của thị trường với đà tăng phi mã. Hiện tượng các cổ phiếu có liên quan đồng loạt tăng kịch trần chỉ trong ít giờ đầu phiên giao dịch khiến nhà đầu tư không khỏi tò mò về "game" nhóm doanh nghiệp này. Giữa lúc bữa tiệc đang sôi động, cổ phiếu "họ Louis" bất ngờ đảo chiều giảm sàn hàng loạt kể từ giữa tháng 9. Kể từ vùng đỉnh, hầu hết mã giảm giá 20 - 40%. Nhà đầu tư vỡ mộng, kêu gọi và động viên nhau trong cơn bão giảm sàn.
Ba là thanh khoản của thị trường và dòng tiền nhà đầu tư mới: Dù quy luật vận hành luôn diễn ra trong thị trường chứng khoán, nguyên lý cung - cầu vẫn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến xu hướng đầu tư và hút tiền từ những người không hiểu về nó.
Theo thống kê của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), trong 5 tháng đầu năm nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận gần 480.500 tài khoản chứng khoán của nhà
đầu tư trong nước mở mới, vượt 20% số tài khoản mở mới của cả năm 2020 và gấp 2,5 lần tài khoản mở mới cả năm 2019. Tính đến cuối tháng 5, toàn thị trường có tới hơn 3,25 triệu tài khoản chứng khoán, phần lớn là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ.
Binh đoàn "nhà đầu tư F0" rót nguồn thanh khoản dồi dào vào thị trường. Nếu như các nhà đầu tư F0, vốn kiến thức tài chính hạn chế và dễ hoang mang bởi các màn điều chỉnh của thị trường thì lựa chọn 1 cổ phiếu nằm trong danh mục trung và dài hạn là rất cần thiết. Những mã cổ phiếu có giá tốt, vốn hóa công ty nằm ở khoảng trung bình 90 - 100 tỉ, đặc biệt có độ thanh khoản cao trên thị trường thì PGT chính là ứng cử viên sáng giá để các nhà đầu tư tham khảo.
PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT), với bước đột phá trong kinh doanh khi liên tiếp quý II và quý III liên tiếp có lãi, giúp PGT thu hút được nguồn vốn dồi dào của các nhà đầu tư. Tại thời điểm 30/09/2021, tổng tài sản của PGT ghi nhận hơn 57 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm.
Trong đó, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hơn 6.9 tỷ đồng, gấp đôi con số đầu năm với toàn bộ đến từ chứng khoán kinh doanh. Ngược lại, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 38%, xuống còn 21.6 tỷ đồng. PGT ghi nhận doanh thu thuần hơn 642 triệu đồng. lãi ròng gần 276 triệu đồng. PGT đã mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực như tài chính, tư vấn đầu tư, cung ứng nguồn nhân lực, giáo dục, khách sạn, công nghệ thông tin... Đặc biệt, lĩnh vực chủ lực của PGT nằm ở mũi nhọn M&A ( với nhiều dự án đang được ấp ủ), ngành nghề đang được nhận xét có tiềm năng phát triển tại thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, Ông Shimabukuro Yoshihiko - Ủy Viên HĐQT, đã đăng ký mua 100.000 CP.
Số lượng cổ phiếu mà Ông Shimabukuro Yoshihiko nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 825.600 CP (tỷ lệ 9,16%). Dự kiến sau đợt giao dịch ngày 9.11.2021 tỷ lệ sở hữu sẽ tăng hơn 10%. Với mục tiêu và chiến lược kinh doanh hiệu quả như hiện tại của PGT Holdings, Ông Shimabukuro Yoshihiko tin rằng việc đầu tư vào PGT sẽ sinh lời thêm nữa. Ngày dự kiến giao dịch của 100.000 CP: 09/11/2021 và dự kiến kết thúc giao dịch: 03/12/2021.
Thị trường đầu tư luôn dao động như quả lắc giữa bi quan và lạc quan, giữa tham lam và sợ hãi, giữa vội vàng mua vào và hoảng loạn bán ra. Do đó các nhà đầu tư nên tỉnh táo nhận biết về thị trường, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có lựa chọn đầu tư thông minh.
PVTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.