Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6,93 triệu tỷ đồng

Chứng khoán
10:25 AM 05/06/2024

Theo Bộ Tài chính, tháng 5, thị trường trái phiếu có 458 mã niêm yết, giá trị giao dịch bình quân đạt 10.602 tỷ đồng, tăng 15,4% so với bình quân tháng trước.

Theo báo cáo mới đây của Bộ Tài chính về công tác quản lý thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, thị trường chứng khoán (TTCK) đến ngày 27/5, chỉ số VNIndex đạt 1.267,68 điểm, tăng 4,8% so với cuối tháng trước và tăng 12,2% so với cuối năm 2023. 

Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6,93 triệu tỷ đồng, tăng 16,8% so với cuối năm trước, tương đương 67,8% GDP năm 2023.

Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6,93 triệu tỷ đồng- Ảnh 1.

Ảnh minh họa Internet

Hiện có 738 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán, 870 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM và hơn 7,81 triệu tài khoản đầu tư chứng khoán; giá trị giao dịch bình quân tháng 5 là 24,7 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng 1,1% so với tháng trước; bình quân 5 tháng đầu năm đạt 24,1 nghìn tỷ đồng, tăng 37,3% so với bình quân năm 2023.

Bộ Tài chính cho biết, Bộ đang tiếp tục hoàn thiện các đề án lớn về chiến lược phát triển thị trường chứng khoán, cơ cấu lại thị trường chứng khoán, thành lập sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Để nâng hạng thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính đã tích cực làm việc với các tổ chức xếp hạng thị trường như FTSE Russell và MSCI nhằm tìm hiểu các tiêu chí phân loại thị trường của các tổ chức này và trao đổi thông tin về các nỗ lực từ phía các cơ quan quản lý của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra các công ty đại chúng và tổ chức kinh doanh chứng khoán nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường.

Tới nay, thị trường trái phiếu có 458 mã niêm yết; giá trị giao dịch bình quân đạt 10.602 tỷ đồng, tăng 15,4% so với bình quân tháng trước; bình quân 5 tháng đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng, tăng 53,6 % so với năm 2023.

Đến ngày 24/5, có 33 doanh nghiệp đã phát hành TPDN riêng lẻ với khối lượng 57,6 nghìn tỷ đồng (gấp 2,18 so với cùng kỳ năm 2023), trong đó, doanh nghiệp bất động sản chiếm 50,8% (29,2 nghìn tỷ đồng) và tổ chức tín dụng chiếm 36% (20,7 nghìn tỷ đồng). Lãi suất phát hành bình quân 9,07%/năm và kỳ hạn phát hành bình quân 3,88 năm; 27,3% trái phiếu phát hành có điều khoản đảm bảo. Khối lượng mua lại trước hạn là 43,6 nghìn tỷ đồng (giảm 35% so với cùng kỳ năm 2023).

Tính đến hết ngày 24/5, số mã trái phiếu đăng ký giao dịch trên hệ thống đã công bố trên Chuyên trang thông tin về TPDN của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là 1.070 mã trái phiếu của 289 doanh nghiệp với giá trị đăng ký giao dịch đạt gần 992,2 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ đã đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch TPDN riêng lẻ: 99% theo số lượng mã; 98% theo giá trị đăng ký giao dịch.

Nhật Mai
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.