Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Chính sách ưu đãi thuế đối với FDI sắp vô hiệu

Diễn đàn
02:56 PM 18/04/2023

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức hội thảo khoa học về thuế tối thiểu toàn cầu với chủ đề "Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Kinh nghiệm áp dụng của các quốc gia, dự kiến tác động và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam".

Phát biểu tại hội thảo "Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Kinh nghiệm áp dụng của các quốc gia, dự kiến tác động và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam", Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Việt Nam hiện có 1.015 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Trong đó, có hơn 70 doanh nghiệp có khả năng chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu khi được áp dụng từ năm 2024.

Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Chính sách ưu đãi thuế đối đối với FDI sắp trở nên vô hiệu  - Ảnh 1.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Việt Nam hiện có 1.015 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh: Đức Minh

Không chỉ là nước nhận đầu tư, Việt Nam cũng là nước có nhiều tập đoàn lớn đầu tư ra nước ngoài. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến 20/3/2023, Việt Nam đã có 1.625 dựán đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam gần 21,9 tỷUSD. Trong đó, có 141 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước với tổng vốn đầu tư gần 11,67 tỷUSD, chiếm gần 53,3% tổng vốn đầu tư cảnước. 

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,8%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,7%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là: Lào (24,5%), Campuchia (13,5%), Venezuela (8,3%)...

Như vậy, thuế tối thiểu toàn cầu cũng tạo ra cơ hội khi Việt Nam áp dụng quy định chung về thuế tối thiểu. Theo đó, Việt Nam có quyền đánh thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp Việt Nam nếu thuộc đối tượng áp dụng của thuế tối thiểu toàn cầu đầu tư ra nước ngoài và đang được hưởng thuế suất thực tế thấp hơn mức tối thiểu 15% tại các nước khác.

"Nếu các quốc gia có công ty mẹ đều thực thi thuế tối thiểu toàn cầu thì các quốc gia này sẽ được thu thêm phần thuế chênh lệch năm 2024 ước tính khoảng hơn 12.000 tỷ đồng. Như vậy, các biện pháp ưu đãi thuế sẽ không còn nhiều tác dụng, từ đó đặt ra thách thức không nhỏ đối với việc duy trì tính cạnh tranh về môi trường đầu tư của Việt Nam", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.

Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Chính sách ưu đãi thuế đối đối với FDI sắp trở nên vô hiệu  - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Tài chính hi vọng hội thảo lần này sẽ tìm ra được những giải pháp hữu hiệu đối với Việt Nam khi Việt Nam đã tham gia quy tắc về thuế tối thiểu toàn cầu.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, theo nguyên tắc áp dụng của thuế tối thiểu toàn cầu mà OECD/G20 công bố, các nước thành viên không bắt buộc phải áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu, nhưng nếu lựa chọn áp dụng các quy định này thì các nước sẽ phải thực hiện nhất quán theo hướng dẫn. Trong trường hợp một nước không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận các quy định thuế tối thiểu toàn cầu được các thành viên khác áp dụng.

Đến nay, hầu hết các nước và vùng lãnh thổ thuộc Liên minh châu Âu; Thụy Sỹ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), Úc… đã xác nhận sẽ áp dụng quy tắc thuế suất tối thiểu 15%, bắt đầu từ năm 2024. Trong đó, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản… là các nước có số vốn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam, và là các nước có nhiều doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của thuế tối thiểu toàn cầu.

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, trước thách thức đặt ra, năm 2022, Thủ tướng đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD. Tiếp đó, tháng 2/2023, Bộ Tài chính đã thành lập Nhóm giúp việc Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD.

Bộ trưởng Bộ Tài chính hi vọng hội thảo lần này sẽ tìm ra được những giải pháp hữu hiệu đối với Việt Nam khi Việt Nam đã tham gia quy tắc về thuế tối thiểu toàn cầu.

Hội thảo tập trung thảo luận 4 nhóm nội dung chính là: Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu; thực trạng triển khai và định hướng áp dụng quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu của một số quốc gia; phân tích, đánh giá các tác động khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu đối với kinh tế, đầu tư thế giới và Việt Nam; các biện pháp ứng phó kịp thời, đảm bảo quyền thu thuế của Việt Nam cũng như sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Mai Phương
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.