Quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất

Đời sống
05:43 PM 29/10/2020

Tuần qua, Tòa soạn tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị nhận được thắc mắc của bạn đọc ở thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Nội dung, bạn đọc hỏi:

"Xin Tòa soạn cho hỏi về quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất".

Trả lời mang tính chất tham khảo:

Trong quá trình thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hồi đất. Đồng thời, công tác này sẽ giúp đảm bảo được quyền lợi, lợi ích của người bị thu hồi đất và phía chủ đầu tư, dự án thu hồi đất. Quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng phải đúng quy định pháp luật.

Nhận thông báo thu hồi đất:

Trước khi quyết định thu hồi đất, thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ gửi một thông báo thu hồi đất. Với phần diện tích đất nông nghiệp thì trước 90 ngày, với đất phi nông nghiệp thì sẽ có thông báo trước 180 ngày. Phần thông báo này ngoài việc gửi trực tiếp đến tận tay người dân có đất nằm trong diện thu hồi, thì còn được phát thanh rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, công cộng tại khu vực đó.

Thu hồi đất:

Bước thứ hai trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng đó chính là thu hồi đất.

- UBND cấp tỉnh có thẩm quyền sẽ tiến hành thu hồi đất nông nghiệp thuộc đất công ích thuộc khu vực xã, thị trấn, tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,....

- UBND cấp huyện sẽ có quyền quyết định thu hồi đất thuộc các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư,...

- UBND cấp tỉnh có quyền thu hồi hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện thu hồi diện tích đất có cả tổ chức lẫn hộ gia đình, cá nhân.

Thống kê tất cả các tài sản có trên diện tích đất:

Quá trình kiểm kê, thống kê tài sản có trên đất sẽ do UBND cấp xã cùng phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Lúc này, người sở hữu, sử dụng phải có trách nhiệm phối hợp để công việc thống kê tài sản diễn ra nhanh chóng và thuận lợi nhất.

Trong trường hợp bên sử dụng đất không phối hợp thì cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm thuyết phục. Sau 10 ngày không nhận được sự hợp tác, thì Chủ tịch UBND huyện sẽ đưa ra biên bản cưỡng chế và thực hiện kiểm đếm bắt buộc.

Lập phương án bồi thường:

Đơn vị lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng chính là đơn vị tổ chức, chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Họ sẽ hỗ trợ, bồi thường và thực hiện tái định cư cho dân đúng như nội dung quy định bồi thường giải phóng mặt bằng.

Tổ chức lấy ý kiến của dân:

Trong quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng thì việc tổ chức lấy ý kiến của dân được coi là bước khó khăn nhất. Tất cả các ý kiến của người dân sẽ được đối thoại trực tiếp và đơn vị có trách nhiệm bồi thường sẽ phải đưa ra những thỏa thuận hợp lý để người dân chấp nhận phương án bồi thường.

Hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường:

Những đơn vị chịu trách nhiệm bồi thường sẽ tiến hành hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ bồi thường theo ý kiến, đóng góp, cũng như thỏa thuận với người dân.

Phê duyệt phương án bồi thường, tiến hành kiểm tra thực hiện:

Quy trình này sẽ áp dụng theo Bộ luật Đất đai, quyết định thu hồi đất, duyệt phương án bồi thường diễn ra trong 1 ngày.

Tiến hành chi trả, bồi thường:

Sau 30 ngày khi có quyết định thu hồi đất, thì các đơn vị, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm chi trả, bồi thường, hỗ trợ người dân có diện tích tích đất nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, nếu như diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp, thì số tiền bồi thường đó sẽ được chuyển vào kho bạc. Sau khi đã giải quyết xong tranh chấp, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành chi trả cho người có quyền sử dụng mảnh đất đó.

Bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư:

Sau khi nhận xong tiền bồi thường đúng theo quy định, thì các đơn vị, cá nhân sẽ tiến hành giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. Nếu như trong quá trình bàn giao mặt bằng mà cá nhân người sử dụng đất không giao đất, thì sẽ tiến hành cưỡng chế theo quy định của Luật Đất đai.

Luật gia Đỗ Minh Chánh
Ý kiến của bạn
9 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 46 tỷ USD 9 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 46 tỷ USD

Trong tháng 9/2024, tuy bị thiệt hại nghiêm trọng do bão số 3 và mưa lũ sau bão, nhưng tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông lâm thủy sản vẫn đạt mức trên 3%, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô. Ngành nông nghiệp vẫn bảo đảm tốt cung ứng lương thực thực phẩm cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu...