Quyền bầu cử của các cử tri khác nhau như thế nào?

Chính trị - xã hội
11:20 AM 05/05/2021

Tùy thuộc thời gian cư trú hoặc quan hệ gắn bó với địa phương nơi đăng ký tham gia bầu cử mà Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã quy định từng nhóm đối tượng cử tri có phạm vi tham gia bầu cử không hoàn toàn giống nhau.

Quyền bầu cử của các cử tri khác nhau như thế nào? - Ảnh 1.

Người dân tỉnh Sơn La thực hiện quyền bầu cử tại cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV. (Nguồn: Báo Dân tộc)

Cử tri diện thường trú:

Với cử tri thường trú tại khu vực bỏ phiếu hoặc có thời gian đăng ký tạm trú tại đơn vị hành chính cấp xã nơi có đơn vị bỏ phiếu từ đủ 12 tháng trở lên, trừ nơi không có đơn vị hành chính cấp xã hoặc nơi thực hiện mô hình chính quyền đô thị không tổ chức HĐND quận, phường) được quyền:

Bầu cử đại biểu Quốc hội

Bầu cử đại biểu HĐND tỉnh

Bầu cử đại biểu HĐND huyện

Bầu cử đại biểu HĐND xã

Cử tri Tạm trú:

Cử tri là người đăng ký tạm trú tại đơn vị hành chính cấp xã nơi có khu vực bỏ phiếu và có thời gian đăng ký tạm trú chưa đủ 12 tháng nếu có nguyện vọng tham gia bỏ phiếu tại nơi tạm trú có quyền:

Bầu cử ĐBQH

Bầu cử đại biểu HĐND tỉnh

Bầu cử đại biểu HĐND huyện

Cử tri diện Tạm giữ:

Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền:

Bầu cử đại biểu Quốc hội

Bầu cử đại biểu HĐND tỉnh

(Nguồn: Sách: Hỏi – Đáp về bầu cả đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026").

P. Thủy (TH)
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố sẽ xem xét 41 nội dung quan trọng Hà Nội: Kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố sẽ xem xét 41 nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 25 HĐND TP. Hà Nội sẽ diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10/7/2025; kỳ họp dành 1/2 ngày (ngày 10/7) để thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội và những vấn đề bức xúc mà Đại biểu HĐND thành phố và cử tri Thủ đô quan tâm.