Quyết tâm đưa Tp. Thanh Hóa trở về trạng thái "bình thường mới"
Đến nay, Tp. Thanh Hóa đã cơ bản hoàn thành công tác tầm soát COVID-19 trên địa bàn. Trên cơ sở kết quả tầm soát, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Thanh Hóa đã tổ chức đánh giá nguy cơ, tình hình dịch bệnh để tiếp tục triển khai các giải pháp phòng, chống dịch phù hợp, sớm đưa thành phố trở về trạng thái "bình thường mới". để tiếp tục triển khai các giải pháp phòng, chống dịch phù hợp, sớm đưa thành phố trở về trạng thái "bình thường mới".
- Thanh Hóa: Sẵn sàng ứng phó với cơn bão Conson
- Tp. Thanh Hóa: Xây dựng phương án cung ứng hàng hóa trong thời gian giãn cách xã hội
- Thanh Hóa: Khẩn trương thực hiện phương án phòng, chống dịch COVID-19 liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực
- Tp. Thanh Hóa: Tiếp tục áp dụng Chỉ thị số 16 thêm 7 ngày
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy – Đỗ Trọng Hưng - Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, đánh giá cao sự vào cuộc kịp thời, quyết liệt và có trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân thành phố Thanh Hóa trong việc thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng chí nhấn mạnh: Việc áp dụng Chỉ thị số 16 là rất cần thiết và cấp bách trong lúc này. Đây là thời gian vàng, phải tận dụng để khống chế không cho dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Cán bộ và người dân phải giữ vững quan điểm, bình tĩnh, không hoang mang. Thực hiện các phương án phòng chống dịch sáng suốt, quyết liệt và hiệu quả. Cả hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc, rà soát lại tất cả các khâu, các công việc, biện pháp phòng, chống dịch đang thực hiện. Khâu nào yếu phải chấn chỉnh ngay, phải dứt khoát quan điểm " Ai không làm được việc đứng sang một bên".
Tính đến 18 giờ ngày 8/9/2021, đã có 99,48% người dân và cán bộ, nhân viên, công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Thanh Hóa được tầm soát COVID-19 bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên hoặc làm xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR. Trong đó, tất cả các test nhanh tầm soát đều cho kết quả âm tính. Riêng xét nghiệm RT-PCR đã phát hiện 38 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó có 30 trường hợp được ghi nhận trong khu phong tỏa Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực và 8 trường hợp ghi nhận trong cộng đồng và các khu cách ly đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực.
Cùng với việc thực hiện xét nghiệm, tầm soát, truy vết, cách ly các trường hợp nguy cơ lây nhiễm COVID-19, Tp. Thanh Hóa đã kiểm soát chặt chẽ người ra vào thành phố trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Thành lập 8 chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP. Thanh Hoá hoạt động 24/24 giờ, kiên quyết không bỏ sót, để lọt các trường hợp có yếu tố nguy cơ vào địa bàn thành phố mà không được kiểm soát. Theo báo cáo nhanh của Tổ giúp việc Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID – 19 TP Thanh Hoá, sau hơn 1 tuần thực hiện giãn cách xã hội và triển khai đồng bộ các biện pháp mạnh (tính đến hết ngày 8/9), các lực lượng chức năng của thành phố và các phường, xã đã xử phạt 1.106 trường hợp vi phạm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, số tiền phạt hơn 1,6 tỷ đồng.
Trước tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Số ca mắc Covid-19 chưa có xu hướng giảm nhiệt, các ca lây nhiễm trong cộng đồng còn cao. Nhân dân vẫn còn nhiều người chưa tự giác chấp hành các biện pháp giãn cách xã hội. Ngày 8-9-2021, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 3508/QĐ-UBND về việc tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, thời gian áp dụng là 7 ngày, kể từ 0 giờ ngày 9-9-2021. Đây được xác định là "thời gian vàng", thời điểm then chốt, quyết định đến hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố yêu cầu Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các phường, xã phải trực tiếp kiểm tra địa bàn, kịp thời chấn chỉnh tình trạng người dân ra đường không có lý do; đồng thời chỉ đạo lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Các chốt chặn không được "vị nể" mà bỏ lọt người có nguy cơ cao, mang mầm bệnh xâm nhập vào địa bàn thành phố. Chốt nào làm không nghiêm, không tốt nhiệm vụ được giao sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Hiện tại, với 7 khu vực phong tỏa, hơn 700 người đang cách ly tập trung và gần 7.200 người đang cách ly tại nhà, nguy cơ dịch COVID-19 đối với Tp. Thanh Hóa vẫn tiềm ẩn. Do đó, việc tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên địa bàn toàn thành phố Thanh Hóa và tầm soát lại đối với những khu vực nguy cơ cao là hết sức cần thiết nhằm bóc tách triệt để F0, loại bỏ hoàn toàn nguồn lây ra khỏi cộng đồng để sớm đưa thành phố Thanh Hóa trở vể trạng thái "Bình thường mới".
Ngoài ra, để chủ động phòng, chống COVID-19 cho các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ, lực lượng tuyến đầu chống dịch; lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội bằng việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19, Sở Y tế đã ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đợt 6 năm 2021 với 200.00 liều vắc xin Astra Zeneca được Bộ Y tế phân bổ.
Ngoài nguồn vắc xin, bơm kim tiêm, hộp an toàn Bộ Y tế hỗ trợ để triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19, tỉnh Thanh Hoá hỗ trợ kinh phí tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 6 là 1.675.960.000 đồng. UBND cấp huyện, cấp xã bố trí kinh phí cho các hoạt động tập huấn, in ấn phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng, phiếu khám sàng lọc, giấy xác nhận, truyền thông, xăng xe vận chuyển vắc xin, công tác tổ chức điểm tiêm, thường trực xử lý phản ứng sau tiêm... theo thực chi và theo định mức quy định.
Phạm vi triển khai tiêm đồng loạt tại 27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tiêm chủng tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện (kể cả công lập và tư nhân); trung tâm y tế, trạm y tế; cơ sở y tế tiêm chủng dịch vụ; cơ sở y tế các bộ, ngành...
Ngành y tế chủ động bố trí sẵn sàng các tổ, đội cấp cứu lưu động thường trực tại các điểm tiêm chủng với đầy đủ các điều kiện nhân lực, thuốc, phương tiện, trang thiết bị thiết yếu sẵn sàng xử lý các phản ứng bất lợi sau tiêm chủng có thể xảy ra, bảo đảm tuyệt đối an toàn tiêm chủng.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền vận động để người dân hiểu đúng, hiểu đủ vai trò, nhiệm vụ của mình trong công tác phòng, chống dịch. Chia sẻ khó khăn, tránh làm tăng thêm áp lực với lực lượng tuyến đầu bằng những hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Vào lúc này ở yên trong nhà, không ra ngoài đường khi không có công việc thực sự cần thiết cũng là một hành động yêu nước.
Để góp phần phòng, chống dịch hiệu quả, đòi hỏi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thành phố cần phát huy cao độ tinh thần nêu gương, tích cực tuyên truyền vận động người thân trong gia đình tự giác chấp hành các quy định về giãn cách xã hội. Phải xác định mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi phường xã là một pháo đài. Chiến thắng dịch bệnh Covid là chiến thắng của Nhân dân, vì Nhân dân. Mục tiêu cao nhất của công tác phòng chống dịch bệnh chính là bảo vệ sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.
Yến HoàngBáo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.