Rút BHXH 1 lần khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì lời hay lỗ?
Lao động tự do có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng lương hưu khi về già. Song, do cần tiền ngay nên nhiều người đã chọn rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Vậy rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì lời hay lỗ?
Điều kiện rút 1 lần khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Khoản 1 Điều 77 Luật BHXH năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 95/2013/QH13 nêu rõ, người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được rút 1 lần nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
1 - Có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.
2 - Thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm mà không tiếp tục tham gia.
- Đi định cư nước ngoài.
- Đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS và những bệnh khác theo quy định.
- Sau 1 năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đóng đủ 20 năm
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, rút 1 lần có bị lỗ?
Muốn biết lời hay lỗ khi rút bảo hiểm xã hội 1 lần thì cần đối chiếu giữa mức đóng khi tham gia với mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Khoản 1 Điều 87 Luật BHXH 2014 quy định, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính như sau:
Mức đóng hằng tháng = 22% x Mức thu nhập chọn đóng BHXH - Mức nhà nước hỗ trợ đóng BHXH
Trong đó, việc Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện từ ngày 1/1/2018 (trong 10 năm) với mức như sau:
STT | Đối tượng | % Hỗ trợ | Số tiền hỗ trợ/tháng (đồng) |
---|---|---|---|
1 | Hộ nghèo | 30% | 700.000 x 22% x 30% = 46.200 |
2 | Hộ cận nghèo | 25% | 700.000 x 22% x 25% = 38.500 |
3 | Khác | 10% | 700.000 x 22% x 10% = 15.400 |
Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, tiền bảo hiểm xã hội 1 lần mà người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được nhận sẽ tính như sau:
- Đóng bảo hiểm xã hội dưới 1 năm:
Mức hưởng BHXH 1 lần = 22% x Tổng mức thu nhập tháng đã đóng BHXH - Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện
Mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội còn được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng hay còn gọi là hệ số trượt giá.
Tuy nhiên, hệ số trượt giá được nhân với mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là không cao (Hệ số năm 2021: Từ 1,00 đến 1,97).
Đối chiếu với mức đóng, có thể thấy người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện dưới 1 năm mà rút bảo hiểm xã hội 1 lần thì chỉ nhận được số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần tương đương với số tiền đã đóng.
- Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 1 năm trở lên:
Mức hưởng BHXH 1 lần = (1,5 x Mbqtn x Thời gian đóng BHXH trước 2014 2 x Mbqtn x Thời gian đóng BHXH sau 2014) - Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện
Mbqtn là mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng được nhân với hệ số trượt giá để tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ, ông X đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 1/2018 đến hết tháng 4/2020 thì dừng đóng.
Mức thu nhập chọn đóng bảo hiểm xã hội của ông X = 5 triệu đồng/tháng.
Ông X không thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Mức đóng bảo hiểm xã hội của ông X = 22% x 5 triệu đồng - 15.400 đồng = 1.084.600 đồng/tháng.
=> Tổng số tiền ông X đã đóng trong 2 năm 4 tháng = 30.368.800 đồng.
Tháng 5/2021, ông X yêu cầu rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được tính như sau:
Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội = 5 triệu đồng x 12 tháng x 1,06 5 triệu đồng x 12 tháng x 1,03 5 triệu đồng x 4 tháng x 1,00 = 145.400.000 đồng.
=> Mức bình quân thu nhập đóng bảo hiểm xã hội = 145.400.000 đồng : 28 tháng = 5.192.857 đồng.
=> Tiền BHXH 1 lần = 2 x 5.192.857 đồng x 2,5 năm - 15.400 đồng x 28 tháng = 25.533.085 đồng.
Từ đó nhận thấy số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần mà ông X được nhận còn ít hơn cả số tiền mà ông X đã đóng.
Như vậy, có thể thấy, việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ không có lãi.
Nếu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện dưới 1 năm thì có thể nhận về số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần tương đương với tiền đã đóng, còn trường hợp đóng trên 1 năm thậm chí còn bị thiệt vì số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần còn ít hơn số tiền đã đóng.
Tiêu TươngTừ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.