Sacombank và IBM đẩy mạnh chuyển đổi số

Ngân hàng
02:01 PM 13/04/2023

Vừa qua, lãnh đạo cấp cao của Sacombank và Tập đoàn IBM đã có buổi gặp gỡ chia sẻ thông tin về chương trình hợp tác chiến lược nhằm đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số, hướng đến hoàn thiện ngân hàng hiện đại giúp đáp ứng nhu cầu tài chính ngày càng đa dạng và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Hoạt động chuyển đổi số được Sacombank chú trọng triển khai từ sớm và là một trong những chiến lược phát triển trọng yếu của ngân hàng. "Tại Sacombank, con người, quy trình và công nghệ là 3 trụ cột chính trong quá trình chuyển đổi số. Trong đó, yếu tố con người và đào tạo kỹ năng số được Sacombank đặt lên hàng đầu. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là trở ngại chung mà các ngân hàng thường gặp phải trong hành trình chuyển đổi số", bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Sacombank chia sẻ tại buổi làm việc.

Sacombank Và IBM Đẩy Mạnh Chuyển Đổi Số - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Sacombank chia sẻ về định hướng chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng

Nhìn nhận kỹ năng số là cốt lõi của số hóa, ông Paul Burton, Tổng Giám đốc IBM khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận định: "Với kinh nghiệm trong đào tạo nhân sự tại Indonesia, IBM sẵn sàng hỗ trợ Sacombank đào tạo đội ngũ nhân sự của ngân hàng theo phương pháp tiên tiến, từ đó họ có thể cung cấp kiến thức và kinh nghiệm về chuyển đổi số đến từng cán bộ nhân viên để nắm bắt lợi thế cạnh tranh trên thị trường".

Về quy trình và công nghệ, Sacombank cho rằng các yếu tố này cần được triển khai cùng lúc nhằm đảm bảo sự đồng bộ trên toàn hệ thống, giúp ngân hàng bắt nhịp nhanh chóng với các xu hướng của thế giới. Để làm được điều này, Sacombank không chỉ sử dụng nguồn lực nội tại mà còn chú trọng chọn lọc, hợp tác với các đối tác có tên tuổi, uy tín và có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực này. IBM là một trong những đối tác chiến lược mà Sacombank tin tưởng đồng hành trên hành trình số hóa của mình.

Sacombank Và IBM Đẩy Mạnh Chuyển Đổi Số - Ảnh 2.

Ông Paul Burton, Tổng Giám đốc IBM khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát biểu tại buổi gặp gỡ

Những dự án hợp tác hiệu quả với IBM đã và đang tạo nên sự đột phá trong hoạt động kinh doanh và vận hành của Sacombank. Ngân hàng đã đưa vào vận hành Trung tâm Điều hành an ninh mạng (SOC) theo tiêu chuẩn quốc tế và công nghệ chuyển giao từ IBM từ năm 2021, nhằm nâng cao tính bảo mật Hệ thống thông tin của ngân hàng. Năm 2021, Sacombank thành lập Trung tâm Chuyển đổi số (Digital Transformation Center - DTC), đồng thời vận hành DTC với sự tư vấn từ IBM Consulting theo lộ trình chuẩn quốc tế. Sở hữu đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng phương pháp làm việc tiên tiến, DTC được xem là chìa khóa mở ra "lối đi tắt" cho lộ trình chuyển đổi số của ngân hàng.

Sacombank Và IBM Đẩy Mạnh Chuyển Đổi Số - Ảnh 3.

Sacombank và Tập đoàn IBM gặp gỡ chia sẻ thông tin về chương trình hợp tác chiến lược nhằm đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số

Nhờ đó, hàng loạt dự án quan trọng đã được triển khai, điển hình là việc ứng dụng máy chủ IBM LinuxOne tăng cường hiệu suất của hệ thống; tiên phong ra mắt sản phẩm - dịch vụ công nghệ cao như thẻ quốc tế tích hợp 1 chip Sacombank Mastercard Only One, chuyển và nhận tiền từ nước ngoài qua thẻ Sacombank Visa Debit; số hóa nghiệp vụ nội bộ, giảm thiểu thời gian xử lý giao dịch, chứng từ,… Bằng những nỗ lực vượt bậc, Sacombank đã tạo dựng nên hệ sinh thái sản phẩm - dịch vụ đa dạng, phục vụ 15 triệu khách hàng, trong đó 50% là khách hàng số. Tính đến nay, giao dịch qua kênh số tại Sacombank đạt 97% với tần suất sử dụng sản phẩm tiếp tục tăng cao và tỷ lệ khách hàng hài lòng trên 99%.

Sacombank Và IBM Đẩy Mạnh Chuyển Đổi Số - Ảnh 4.

Lãnh đạo Sacombank và Tập đoàn IBM đã có buổi gặp gỡ thân mật tại trụ sở Sacombank

Ông Trần Thái Bình, Giám đốc Khối Công nghệ thông tin kiêm Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số Sacombank chia sẻ: "Hệ thống lõi của Sacombank ngày càng được củng cố chất lượng. Nhờ đó, Sacombank đã giảm thiểu được gần 50% thời gian xử lý, tăng tốc và ổn định các giao dịch tới 80%. Hiện nay công suất hệ thống của ngân hàng vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục phát triển và tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật số mới. Sacombank luôn sẵn sàng mang đến các giải pháp tài chính ưu việt phục vụ hàng chục triệu khách hàng của chúng tôi".  

Về mối quan hệ tương trợ lâu dài của Sacombank và IBM đã được xây dựng nhiều năm qua, bà Phạm Thị Thu Diệp, Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc khối Công nghệ của IBM tại Việt Nam cho biết: "IBM rất vui mừng khi được đồng hành cùng Sacombank trong hành trình chuyển đổi số của ngân hàng thông qua các dự án hợp tác hiệu quả đã và đang được triển khai. IBM luôn mong muốn mang đến các công nghệ ưu việt khác nhau từ lĩnh vực hệ thống, phần mềm đến giải pháp để góp phần tạo nên giá trị lâu dài, phù hợp với tầm nhìn và định hướng chiến lược của Sacombank".

Sacombank Và IBM Đẩy Mạnh Chuyển Đổi Số - Ảnh 5.

Lãnh đạo Sacombank và Tập đoàn IBM chụp hình kỷ niệm sau buổi gặp gỡ

IBM đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của ngành dịch vụ tài chính. Hệ thống IBM là trung tâm của 70% giao dịch toàn cầu, được 45 trong số 50 ngân hàng hàng đầu thế giới đánh giá là nền tảng công nghệ mang tính bảo mật cao, có khả năng phục vụ khối lượng lớn công việc quan trọng của các tổ chức. 

Tại Việt Nam, IBM khẳng định vị thế trong ngành khi mang đến những giải pháp công nghệ tiên tiến như: Trí tuệ nhân tạo (AI); Đám mây lai;… Đồng thời, IBM cũng dẫn đầu về công nghệ bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư, đem đến những tiến bộ công nghệ đầy sáng tạo cũng như liên tục đổi mới hoạt động và nâng cấp sản phẩm, dịch vụ giúp đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa đa nền tảng của khách hàng.

NK
Ý kiến của bạn
Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5% Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5%

Nhìn tổng thể bức tranh kinh tế, kết quả tăng trưởng quý I đạt 5,66% đang sát với kịch bản cao (5,6%). Để vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những quý còn lại cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả, linh hoạt các chính sách điều hành của Chính phủ.