Sân bay Chu Lai tiếp tục dừng khai thác do ảnh hưởng của bão số 9

Kinh doanh
04:38 PM 29/10/2020

Sáng 29/10, Cục Hàng không Việt Nam quyết định cho mở cửa khai thác trở lại một số sân bay miền Trung phải đóng cửa phòng, tránh bão số 9. Riêng sân bay Chu Lai vẫn tiếp tục dừng khai thác do hư hỏng nặng nề.

Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, sân bay Chu Lai đã không thể khai thác trở lại như dự kiến do bị tốc mái, vỡ kính một số chỗ và nhiều thiết bị cần khắc phục hư hại do cơn bão số 9 (tên quốc tế Molave) gây ra.

“Riêng Cảng hàng không Chu Lai kéo dài thời hạn đóng cửa khai thác 48 giờ đến 16 giờ ngày 30/10/2020”, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho hay.

Với các sân bay bị ảnh hưởng nhẹ hơn như Tuy Hòa (Phú Yên), Phù Cát (Bình Định), Pleiku (Gia Lai), Phú Bài (Thừa Thiên Huế), Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định sẽ khai thác trở lại từ 6 giờ sáng nay (ngày 29/10).

Theo đại diện Cục Hàng không, Cảng hàng không Tuy Hòa (Phú Yên) mở khai thác lại từ 16h ngày 28/10 và sân bay Đà Nẵng đã khai thác trở lại từ 21h ngày 28/10.

Sân bay Chu Lai tiếp tục dừng khai thác do ảnh hưởng của bão số 9 - Ảnh 1.

Gió giật mạnh khiến nhiều cây cối ở sân bay Chu Lai bị đổ rạp.

Trước đó, nhằm đảm bảo an toàn hoạt động bay, người và cơ sở vật chất tại các cảng hàng không, sân bay trong khu vực dự kiến ảnh hưởng của bão số 9, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định từ 18 giờ ngày 27/10/2020 dừng khai thác tất cả các hoạt động bay tại 5 sân bay gồm Chu Lai, Phù Cát, Đà Nẵng, Phú Bài, Tuy Hòa.

Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức trực 24/24h; Triển khai phương án phòng chống mưa, bão, các biện pháp phòng chống ngập úng, khơi thông dòng chảy trong cảng hàng không, sân bay, bảo vệ cho các công trình, phương tiện, thiết bị tại cảng hàng không, hạn chế thiệt hại do mưa, bão gây ra đến mức thấp nhất và nhanh chóng ổn định mọi hoạt động hàng không phục vụ các nhu cầu của hành khách.

Mỹ Uyên
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.